Ngành ngoại giao cần học tập, làm theo tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh
21:09, ngày 22-08-2015
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành ngoại giao (28-8-1945 - 28-8-2015), chào mừng 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chiều 22-8-2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật đại diện các thế hệ cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ.
Tham dự cuộc gặp mặt có các đồng chí lãnh đạo Bộ Ngoại giao qua các thời kỳ, đại diện hơn 2.000 cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu và gần 2.400 cán bộ ngoại giao đang công tác đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành công của ngoại giao Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ niềm vinh dự, tự hào của ngành ngoại giao luôn được Đảng, Bác Hồ quan tâm, chỉ đạo trực tiếp ngay từ những ngày đầu thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, người đặt nền móng cho ngoại giao cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của ngoại giao Việt Nam trong suốt 70 năm qua.
Ngành ngoại giao đã nỗ lực phấn đấu, đạt nhiều thành tựu, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; đó cũng là kết quả của việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả ba trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, ngành ngoại giao đã đạt được những thắng lợi hết sức quan trọng từ việc ký kết Hiệp định Geneva 1954, Hiệp định Paris 1973, phá thế bao vây cấm vận những năm 80-90 của thế kỷ trước, mở rộng quan hệ đối ngoại, thiết lập các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước láng giềng, các nước quan trọng trên thế giới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, tạo dựng môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời thăm hỏi chân thành, thân thiết nhất tới đội ngũ cán bộ ngoại giao nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của ngành; đồng thời cảm ơn những tình cảm chân thành, sâu sắc và trách nhiệm của các thế hệ cán bộ ngoại giao đối với sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc.
Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò, vị thế, tầm quan trọng đặc biệt của ngành ngoại giao, từ xa xưa trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là trong thời đại Hồ Chí Minh. Suốt 70 năm qua, ngành ngoại giao đã có nhiều đóng góp to lớn, quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, làm cho bộ mặt đất nước đổi mới, bạn bè thế giới hiểu biết nhiều hơn về Việt Nam, chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, vị thế như ngày nay. Chưa bao giờ ngành ngoại giao có đội ngũ cán bộ hùng hậu như bây giờ, có bản lĩnh, năng lực, trí tuệ, được đào tạo bài bản và được rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn công tác.
Tổng Bí thư lưu ý, trong giai đoạn sắp tới, tình hình khu vực và thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, bên cạnh thời cơ, thuận lợi, cũng có không ít khó khăn, thách thức; đất nước hội nhập càng sâu rộng, ngành ngoại giao càng cần phát huy hơn nữa vai trò, vị thế, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngành ngoại giao cần có những cán bộ giỏi, tinh thông nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, học tập và làm theo tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Mục tiêu cao nhất của ngoại giao là tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tổng Bí thư khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngành ngoại giao hoàn thành tốt sứ mệnh của mình./.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ niềm vinh dự, tự hào của ngành ngoại giao luôn được Đảng, Bác Hồ quan tâm, chỉ đạo trực tiếp ngay từ những ngày đầu thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, người đặt nền móng cho ngoại giao cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của ngoại giao Việt Nam trong suốt 70 năm qua.
Ngành ngoại giao đã nỗ lực phấn đấu, đạt nhiều thành tựu, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; đó cũng là kết quả của việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả ba trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, ngành ngoại giao đã đạt được những thắng lợi hết sức quan trọng từ việc ký kết Hiệp định Geneva 1954, Hiệp định Paris 1973, phá thế bao vây cấm vận những năm 80-90 của thế kỷ trước, mở rộng quan hệ đối ngoại, thiết lập các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước láng giềng, các nước quan trọng trên thế giới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, tạo dựng môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời thăm hỏi chân thành, thân thiết nhất tới đội ngũ cán bộ ngoại giao nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của ngành; đồng thời cảm ơn những tình cảm chân thành, sâu sắc và trách nhiệm của các thế hệ cán bộ ngoại giao đối với sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc.
Tổng Bí thư nhấn mạnh vai trò, vị thế, tầm quan trọng đặc biệt của ngành ngoại giao, từ xa xưa trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là trong thời đại Hồ Chí Minh. Suốt 70 năm qua, ngành ngoại giao đã có nhiều đóng góp to lớn, quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, làm cho bộ mặt đất nước đổi mới, bạn bè thế giới hiểu biết nhiều hơn về Việt Nam, chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, vị thế như ngày nay. Chưa bao giờ ngành ngoại giao có đội ngũ cán bộ hùng hậu như bây giờ, có bản lĩnh, năng lực, trí tuệ, được đào tạo bài bản và được rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn công tác.
Tổng Bí thư lưu ý, trong giai đoạn sắp tới, tình hình khu vực và thế giới tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, bên cạnh thời cơ, thuận lợi, cũng có không ít khó khăn, thách thức; đất nước hội nhập càng sâu rộng, ngành ngoại giao càng cần phát huy hơn nữa vai trò, vị thế, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngành ngoại giao cần có những cán bộ giỏi, tinh thông nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, học tập và làm theo tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Mục tiêu cao nhất của ngoại giao là tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tổng Bí thư khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngành ngoại giao hoàn thành tốt sứ mệnh của mình./.
Diễn đàn Đông Á-Mỹ Latinh ủng hộ UNCLOS ở Biển Đông  (22/08/2015)
Hội thảo “Phát triển kinh tế - xã hội Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030”  (22/08/2015)
Đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô dịp lễ Quốc khánh  (21/08/2015)
Điện mừng Thủ tướng Sri Lanka, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan  (21/08/2015)
Phó Chủ tịch nước tiếp đoàn người có công của tỉnh Đồng Tháp  (21/08/2015)
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận: "Tôi xin nhận trách nhiệm!"  (21/08/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên