Báo giới Mỹ kỳ vọng vào chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tờ Nhật báo Phố Wall (Wall Street Journal-WSJ) ngày 03-7 đưa tin chuyến thăm Mỹ từ ngày 07 đến ngày 09-7 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mỹ, hai thập kỷ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Theo WSJ, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cơ hội để Mỹ mở rộng ảnh hưởng của mình và làm sâu sắc hơn chính sách "xoay trục" của Chính quyền Obama đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ cũng mong muốn đẩy mạnh hợp tác thương mại với Việt Nam. Cựu Tổng thống Bill Clinton đang ở thăm Việt Nam để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước; trong khi Việt Nam là một trong các quốc gia tham gia đàm phán với Mỹ nhằm tạo ra một hiệp ước thương mại mới, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo WSJ, động thái của Trung Quốc khi đẩy mạnh xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở phần tranh chấp trên Biển Đông đã làm dấy lên mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực để tăng cường các tuyên bố chủ quyền trong vùng biển đang tranh chấp. Hoạt động cải tạo của Trung Quốc trong thời gian gần đây cũng đã cảnh báo các quan chức Mỹ, những người lo lắng về tác động với các tuyến đường vận chuyển trên biển trong tương lai.
Hãng thông tấn nổi tiếng AP của Mỹ ngày 03-7 cũng đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Mỹ vào tuần tới.
Dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, AP cho biết chuyến thăm sẽ "xây dựng lòng tin và tạo ra nhiều cơ hội hơn để cải thiện mối quan hệ Việt Nam-Mỹ."
Trong khi đó, dẫn tuyên bố chính thức từ Nhà Trắng, AP cho biết các nhà lãnh đạo Mỹ và Việt Nam sẽ "thảo luận về thương mại, quyền con người và hợp tác quốc phòng" trong chuyến thăm lần đầu tiên tới Mỹ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bình luận về quan hệ hai nước, AP nhận định Việt Nam và Mỹ đang tìm kiếm để tăng cường quan hệ như một cách để đối phó với những thách thức chiến lược và kinh tế.
Trang tin Bloomberg ngày 03-7 cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Mỹ.
Dẫn các nguồn tin chính thức từ Việt Nam và Mỹ, Bloomberg cho biết chuyến thăm sẽ đề cập đến các vấn đề đàm phán TPP, hợp tác an ninh, biến đổi khí hậu, hợp tác thương mại, nhân quyền và hợp tác quốc phòng song phương...
Dẫn lời nhà phân tích an ninh Alexander Vuving tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii, bài báo nhận định chuyến thăm nhấn mạnh lợi ích tương đồng của Mỹ và Việt Nam ở vào thời điểm Trung Quốc có sự quyết đoán trong tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam trên Biển Đông.
Cũng theo Bloomberg, thương mại song phương Việt Nam-Mỹ đã tăng vọt lên 36 tỷ USD năm 2014 so với chỉ 451 triệu USD năm 1995. Cuối năm 2014, Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, cho phép chuyển nhượng các loại vũ khí phi sát thương và cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra, một phần của một gói viện trợ quân sự trị giá 18 triệu USD.
Trước đó, trả lời phỏng vấn các hãng tin Mỹ và quốc tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mục đích chuyến thăm là nhằm tăng cường hiểu biết, hữu nghị; đánh giá về quan hệ Việt Nam-Mỹ 20 năm qua, định hướng phát triển quan hệ giữa hai nước theo hướng tích cực, lành mạnh, ổn định trong thời gian tới.
Hai bên cũng thúc đẩy hợp tác nhiều mặt và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ với trọng tâm là thu hút đầu tư, mở rộng và thuận lợi hóa thương mại, đồng thời đẩy mạnh hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh, giáo dục, đào tạo, khoa học-công nghệ, đẩy mạnh giao lưu trên các kênh, các lĩnh vực khác.
Liên quan đến một số khác biệt tồn tại giữa hai nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết giống như bất kỳ mối quan hệ giữa hai quốc gia trên thế giới nào, Việt Nam và Mỹ có sự khác biệt trên một số vấn đề như nhận thức về dân chủ, nhân quyền và thương mại và theo Tổng Bí thư, để giải quyết sự khác biệt, cách hiệu quả nhất là xây dựng đối thoại cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết để sự khác biệt không trở thành trở ngại cho quan hệ song phương nói chung.
Tổng Bí thư hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục "xoay trục" đến châu Á, đồng thời nhìn nhận Mỹ như một lực lượng góp phần vào sự ổn định trong khu vực. Ông cũng hoan nghênh động thái của Mỹ trong những năm gần đây trong việc thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nơi Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần của vùng biển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng tự do hàng hải cũng là một vấn đề cần quan tâm của các quốc gia ngoài khu vực và tuyên bố chống lại việc quân sự hóa của khu vực, kêu gọi Mỹ giúp duy trì hiện trạng trong khu vực này./.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp xúc cử tri Bắc Giang  (05/07/2015)
Xúc tiến đưa nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc  (05/07/2015)
Nhật Bản cam kết dành ODA ở mức cao để Việt Nam phát triển  (04/07/2015)
Cần thực hiện lời Bác dạy về thi đua yêu nước tốt hơn nữa  (04/07/2015)
Việt Nam đóng góp tích cực vào Nghị quyết Hội đồng Nhân quyền  (04/07/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên