Việt Nam đóng góp tích cực vào Nghị quyết Hội đồng Nhân quyền
22:26, ngày 04-07-2015
Trong hai ngày 02 và 03-7-2015 tại Trụ sở Liên hợp quốc, Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 25 nghị quyết cùng 1 Tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 29.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn Thường trực làm Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp này.
Sau ba tuần thương lượng, 19 dự thảo nghị quyết đã được các nước thành viên Hội đồng Nhân quyền thông qua bằng đồng thuận liên quan đến nhiều vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm cao và có tác động trực tiếp, nhiều chiều đến việc thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con người.
Đó là vấn đề khủng bố, biến đổi khí hậu; tham nhũng; tính độc lập của công tố, thẩm phán và luật sư, đoàn kết quốc tế; các quyền và biện pháp bảo vệ quyền của những nhóm người dễ bị tổn thương như chống phân biệt đối xử với phụ nữ, chống bạo hành đối với phụ nữ, tăng cường ngăn chặn và xóa bỏ nạn cưỡng hôn, tảo hôn ở trẻ em, trẻ em di cư, quyền của những người đang trên đường di cư, chống phân biệt đối xử với người bị bệnh phong…
Tại khóa họp 29 lần này chỉ có 7 nghị quyết phải thông qua bằng bỏ phiếu với 15 lần bỏ phiếu. Các nghị quyết phải bỏ phiếu chủ yếu là về tình hình nhân quyền tại một nước cụ thể (Myanmar, Belarus, Ukraine) hoặc những vấn đề còn tranh cãi (các hình thái gia đình hiện đại, bạo hành gia đình, tác động của những quy định cho phép dân thường sở hữu và sử dụng vũ khí với quyền con người, tình hình vi phạm nhân quyền tại lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng…).
Bên cạnh đó, Hội đồng cũng nhất trí thông qua Tuyên bố chủ tịch, trong đó đề ra một số biện pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền trong thời gian tới.
Trên cơ sở quan tâm và cam kết của Việt Nam đối với việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, tiếp tục phát huy kết quả đạt được qua hơn một năm làm thành viên Hội đồng, đoàn Việt Nam đã tích cực đóng góp vào các thảo luận thường niên, thảo luận chuyên đề và đối thoại với các cơ chế, thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền, đồng thời chủ động tham gia vào các vòng thương lượng các dự thảo nghị quyết, tuyên bố Chủ tịch của Khóa 29 trên tinh thần thúc đẩy việc bảo vệ và mở rộng thụ hưởng các quyền của người dân, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, đề cao luật pháp, công lý quốc tế cũng như các đặc thù về kinh tế, truyền thống văn hóa và phát triển của từng quốc gia, khu vực.
Đại sứ Nguyễn Trung Thành và thành viên Đoàn Việt Nam cũng đã có nhiều phát biểu tại các phiên chính thức về các vấn đề khác nhau, thể hiện quan điểm quốc gia, hoặc thay mặt ASEAN với tư cách Đồng Điều phối viên ASEAN năm 2015.
Trong các phát biểu của mình, đoàn Việt Nam luôn nhấn mạnh Hội đồng Nhân quyền cần nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác xây dựng, kiên trì tìm các giải pháp cân bằng và thỏa đáng đối với những bất đồng, tránh để Hội đồng Nhân quyền bị chính trị hóa làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội đồng.
Khóa họp này, Việt Nam đã đồng bảo trợ 8 nghị quyết về biến đổi khí hậu, tính độc lập của thẩm phán, công tố và luật sư, quyền giáo dục, chống cưỡng hôn, tảo hôn ở trẻ em, chống phân biệt đối xử với người bệnh phong, diễn đàn xã hội, chống phân biệt đối xử với phụ nữ, chống bạo lực với phụ nữ.
Khóa họp thường kỳ lần thứ 29 được tổ chức từ ngày 15-6 đến ngày 03-7-2015 tại Geneva. Đây là khóa họp thứ 5 trong nhiệm kỳ 3 năm Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền (2014-2016). Dự kiến Khóa họp thường kỳ tiếp theo của Hội đồng Nhân quyền sẽ được tổ chức vào tháng 9-2015./.
Sau ba tuần thương lượng, 19 dự thảo nghị quyết đã được các nước thành viên Hội đồng Nhân quyền thông qua bằng đồng thuận liên quan đến nhiều vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm cao và có tác động trực tiếp, nhiều chiều đến việc thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con người.
Đó là vấn đề khủng bố, biến đổi khí hậu; tham nhũng; tính độc lập của công tố, thẩm phán và luật sư, đoàn kết quốc tế; các quyền và biện pháp bảo vệ quyền của những nhóm người dễ bị tổn thương như chống phân biệt đối xử với phụ nữ, chống bạo hành đối với phụ nữ, tăng cường ngăn chặn và xóa bỏ nạn cưỡng hôn, tảo hôn ở trẻ em, trẻ em di cư, quyền của những người đang trên đường di cư, chống phân biệt đối xử với người bị bệnh phong…
Tại khóa họp 29 lần này chỉ có 7 nghị quyết phải thông qua bằng bỏ phiếu với 15 lần bỏ phiếu. Các nghị quyết phải bỏ phiếu chủ yếu là về tình hình nhân quyền tại một nước cụ thể (Myanmar, Belarus, Ukraine) hoặc những vấn đề còn tranh cãi (các hình thái gia đình hiện đại, bạo hành gia đình, tác động của những quy định cho phép dân thường sở hữu và sử dụng vũ khí với quyền con người, tình hình vi phạm nhân quyền tại lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng…).
Bên cạnh đó, Hội đồng cũng nhất trí thông qua Tuyên bố chủ tịch, trong đó đề ra một số biện pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền trong thời gian tới.
Trên cơ sở quan tâm và cam kết của Việt Nam đối với việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, tiếp tục phát huy kết quả đạt được qua hơn một năm làm thành viên Hội đồng, đoàn Việt Nam đã tích cực đóng góp vào các thảo luận thường niên, thảo luận chuyên đề và đối thoại với các cơ chế, thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền, đồng thời chủ động tham gia vào các vòng thương lượng các dự thảo nghị quyết, tuyên bố Chủ tịch của Khóa 29 trên tinh thần thúc đẩy việc bảo vệ và mở rộng thụ hưởng các quyền của người dân, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, đề cao luật pháp, công lý quốc tế cũng như các đặc thù về kinh tế, truyền thống văn hóa và phát triển của từng quốc gia, khu vực.
Đại sứ Nguyễn Trung Thành và thành viên Đoàn Việt Nam cũng đã có nhiều phát biểu tại các phiên chính thức về các vấn đề khác nhau, thể hiện quan điểm quốc gia, hoặc thay mặt ASEAN với tư cách Đồng Điều phối viên ASEAN năm 2015.
Trong các phát biểu của mình, đoàn Việt Nam luôn nhấn mạnh Hội đồng Nhân quyền cần nỗ lực thúc đẩy đối thoại và hợp tác xây dựng, kiên trì tìm các giải pháp cân bằng và thỏa đáng đối với những bất đồng, tránh để Hội đồng Nhân quyền bị chính trị hóa làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội đồng.
Khóa họp này, Việt Nam đã đồng bảo trợ 8 nghị quyết về biến đổi khí hậu, tính độc lập của thẩm phán, công tố và luật sư, quyền giáo dục, chống cưỡng hôn, tảo hôn ở trẻ em, chống phân biệt đối xử với người bệnh phong, diễn đàn xã hội, chống phân biệt đối xử với phụ nữ, chống bạo lực với phụ nữ.
Khóa họp thường kỳ lần thứ 29 được tổ chức từ ngày 15-6 đến ngày 03-7-2015 tại Geneva. Đây là khóa họp thứ 5 trong nhiệm kỳ 3 năm Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền (2014-2016). Dự kiến Khóa họp thường kỳ tiếp theo của Hội đồng Nhân quyền sẽ được tổ chức vào tháng 9-2015./.
Thành phố Hồ Chí Minh: Lấy sự chăm lo cho dân để đánh giá thành công của chủ trương, chính sách  (04/07/2015)
Lãnh đạo Mekong-Nhật Bản thông qua Chiến lược Tokyo 2015  (04/07/2015)
Thành lập Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam Bộ  (04/07/2015)
Campuchia lên án nghị sĩ CNRP xuyên tạc bản đồ với Việt Nam  (04/07/2015)
Mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm buôn bán người qua biên giới  (04/07/2015)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị thăm chính thức Hoa Kỳ  (03/07/2015)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên