Bộ Nội vụ đã thực hiện đơn giản hóa 167 thủ tục hành chính
Báo cáo kết quả công tác cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết đến nay, Bộ Nội vụ đã hoàn thành việc thực thi phương án đơn giản hóa 167 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 10-12-2011 của Chính phủ; là 1 trong 7 bộ, ngành hoàn thành việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính tại 25 Nghị quyết của Chính phủ.
Bộ Nội vụ đã hoàn thành công tác rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 05-3-2012 của Thủ tướng Chính phủ và có Quyết định số 993/QĐ-BNV ngày 12-10-2012 về việc thông qua phương án đơn giản hóa bốn nhóm thủ tục hành chính trọng tâm năm 2012 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và tỷ lệ cắt giảm chi phí thủ tục hành chính sau đơn giản hóa đối với các nhóm thủ tục đạt 35,82%; đã tiết kiệm chi phí được 2,15 tỷ đồng;...
Sau khi các Luật mới được ban hành, Bộ Nội vụ đã ban hành những Thông tư hướng dẫn về thủ tục hành chính có liên quan kịp thời, đầy đủ và triển khai trong toàn ngành thực hiện nghiêm túc.
Bộ Nội vụ đã ban hành được 58 quy trình ISO để áp dụng đối với các hoạt động liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính đối với tổ chức, cá nhân, qua đó giúp giải quyết công việc bảo đảm khoa học, công khai, minh bạch.
Thảo luận tại cuộc họp, các bộ, ngành trung ương cơ bản nhất trí với báo cáo kết quả công tác cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và thẳng thắn góp ý những hạn chế, bất cập như việc thể chế hóa, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa kịp thời; việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ chưa thường xuyên cập nhật.
Các bộ, ngành cũng đã kiến nghị những giải pháp để công tác cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ được triển khai hiệu quả và phù hợp với thực tế.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đề xuất, Bộ Nội vụ cần thực hiện chế độ “hậu kiểm” với người thi trúng tuyển để kiểm tra, xác minh và hoàn thiện hồ sơ thay vì ngay từ đầu bắt thí sinh phải nộp đầy đủ hồ sơ khi thi tuyển đầu vào. Nếu loại bỏ được những thủ tục này sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức của người dự thi.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cũng cho rằng, cách thức tổ chức thi và kết quả thi nâng ngạch, Bộ Nội vụ cần công khai, mạch bạch cho các bộ, ngành, địa phương biết rõ vì có những kỳ thi đến nửa năm vẫn chưa công bố kết quả.
Đồng tình với Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất nên giao việc thi tuyển chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp cho từng ngành tổ chức, sau đó Bộ Nội vụ “hậu kiểm”.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp thu những ý kiến đóng góp và giải pháp hợp lý của các bộ, ngành về công tác cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước. Đồng thời, Phó Thủ tướng chỉ rõ những mặt hạn chế, bất cập trong công tác cải cách thủ tục hành chính của Bộ Nội vụ như dư luận xã hội vẫn còn nhiều ý kiến liên quan đến việc giải quyết công việc của Bộ Nội vụ về thời gian, thủ tục cải cách hành chính, nhất là tình trạng cửa quyền; vẫn còn tập trung nhiều thẩm quyền ở cấp trung ương.
Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Nội vụ có lúc chưa thực hiện nghiêm túc và việc theo dõi tiến trình, thời gian xử lý công việc còn chưa minh bạch. Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm xử lý hồ sơ, công văn, kiểm soát quá trình văn bản của Bộ Nội vụ chưa hiện đại, công khai; lãnh đạo Bộ chưa quán xuyến hết công việc của cấp vụ và chuyên viên;…
Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nội vụ nghiêm túc thực hiện đơn giản hóa cải cách thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ đối với thủ tục hành chính; rà soát, chuẩn hóa thủ tục hành chính trong phạm vi chức năng, thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
100% bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ được chuẩn hóa và kịp thời công bố, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia, đồng thời niêm yết đồng bộ, thống nhất tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thành dự thảo Nghị định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi chức, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển công chức, viên chức, lãnh đạo quản lý theo chương trình công tác đã được giao; nghiên cứu, sửa đổi ngay quy định thi tuyển công chức, viên chức theo hướng “hậu kiểm” để giảm tải thủ tục giấy tờ hành chính và phải có một ngân hàng đề thi để thi trên máy tính.
Bộ Nội vụ cần đơn giản hóa thủ tục xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên; chỉ cần tờ khai sơ yếu lý lịch và tự chịu trách nhiệm với lời khai của mình; đơn giản hóa thủ tục hồ sơ dự thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, vì những giấy tờ cần thiết đã có trong hồ sơ gốc của cơ quan quản lý công chức, nhưng cần thanh tra, kiểm tra công vụ nếu phát hiện sai sót thì có quyền không công nhận kết quả thi nâng ngạch.
Phó Thủ tướng lưu ý, các bộ, kể cả Bộ Nội vụ cần nghiên cứu phương án phân cấp thực hiện thủ tục hành chính theo số lượng giảm thủ tục hành chính cấp trung ương, để tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức; tập trung thanh tra, kiểm tra công tác chấp hành pháp luật, hạn chế dần việc xử lý thủ tục trước những sự vụ; tập trung công tác nghiên cứu, chuẩn bị các đề án được giao.
Các bộ, nhất là Bộ Nội vụ cần tập trung việc hoàn thiện thể chế và xem xét, kiến nghị sửa đổi những quy định không cần thiết để giảm bớt thủ tục hành chính và sự vụ./.
Hướng tới xây dựng chương trình giảm nghèo bền vững, hiệu quả  (15/04/2015)
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Trường Sĩ quan Lục quân 1  (15/04/2015)
Đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý kiến vào một số dự luật  (15/04/2015)
Thông tin Hội thảo khoa học - thực tiễn  (15/04/2015)
Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền  (15/04/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên