Khai mạc phiên họp lần thứ 10 Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội
Ngày 13-4, phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại phiên họp này, các đại biểu nghe báo báo, giải trình của Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về các vấn đề quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động khám chữa bệnh; việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2011 - 2015; kết quả thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2014; thẩm tra báo cáo của Chính phủ về quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội; nghe báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật An toàn vệ sinh lao động…
Trong phiên họp buổi sáng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã báo cáo về công tác quản lý nhà nước đối với việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với cán bộ y tế, giấy phép hoạt động với cơ sở khám chữa bệnh, công tác kiểm tra, thanh tra việc cấp phép, sử dụng chứng chỉ hành nghề.
Theo Bộ Y tế, cả nước hiện có 257.133 người hành nghề cần phải cấp chứng chỉ; số cơ sở khám chữa bệnh phải cấp giấy phép hoạt động là 1.200 bệnh viện nhà nước, 169 bệnh viện tư nhân, trên 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế, 232 nhà hộ sinh, trên 11.800 trạm y tế…
Đến nay, khu vực bệnh viện tư nhân đã cấp 100% giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề, trong khi khu vực bệnh viện nhà nước và bệnh viện thuộc các ngành đạt khoảng 73-95%.
Từ năm 2012, Bộ Y tế đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về việc cấp giấy chứng chỉ hành nghề để cập nhật và quản lý thông tin cấp giấy chứng chỉ hành nghề. Đến nay, hệ thống đã cập nhật được 200.000 hồ sơ của người hành nghề khám chữa bệnh.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết hiện Bộ Y tế đang hướng tới xây dựng mô hình thực hiện cấp giấy chứng chỉ hành nghề trực tiếp trên mạng trong tương lai nhằm tạo thuận lợi hơn cho người hành nghề khám chữa bệnh.
Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề nhằm thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về các vấn đề cấp giấy chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động khám chữa bệnh như các giải pháp để đáp ứng nguồn nhân lực thực hiện cấp phép; thực trạng hành nghề không có giấy phép, thuê mướn bằng để mở cơ sở khám chữa bệnh; thu hút nguồn nhân lực y tế cho vùng sâu, vùng xa và các trung tâm cai nghiện ma túy, trại giam; việc cấp giấy phép cho các trạm quân dân y kết hợp, các trạm y tế ngành và các cơ sở phòng khám đông y...
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này đã tương đối hoàn thiện, tuy nhiên việc thực hiện còn những khó khăn; trong đó rào cản lớn nhất đối với công tác quản lý nhà nước về cấp giấy là nguồn nhân lực hạn chế, nhất là ở Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Nguyên nhân xuất phát từ việc biên chế không tăng, trong khi yêu cầu thực tiễn phải thành lập một phòng chức năng riêng về cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động. Bộ Y tế đang tìm các giải pháp để nhanh chóng khắc phục vấn đề này.
Về các phòng khám y học cổ truyền, đông y, theo đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, có nhiều đóng góp cho công tác khám chữa bệnh, trong đó một số cơ sở ở các chùa khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí cho người dân. Bộ Y tế rất quan tâm đến việc cấp phép cho các lương y và những cơ sở này, đồng thời đang tập trung nghiên cứu, giải quyết để xây dựng thông tư hướng dẫn cụ thể việc cấp phép trong lĩnh vực này.
Kết luận phiên giải trình, đồng chí Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị, trước mắt Bộ Y tế cần phải có các giải pháp cụ thể, mềm dẻo, linh hoạt để đảm bảo trước ngày 01-01-2016 hoàn thành việc cấp giấy phép và chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Đối với những cơ sở chưa đủ điều kiện về vệ sinh môi trường để được cấp phép, có thể linh hoạt cấp phép, trong đó quy định thời gian để khắc phục bất cập trên.
Chiều 13-4, các đại biểu tiếp tục nghe Bộ Y tế báo cáo và thảo luận về việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi Bộ Y tế (Chương trình mục tiêu quốc gia y tế; Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS); tiến độ chuẩn bị các dự án luật năm 2015 và dự kiến chương trình xây dựng luật năm 2016./.
Việt - Trung tăng trao đổi giữa các cơ quan nghiên cứu chiến lược  (13/04/2015)
Kiên quyết xử lý kỷ luật những cán bộ tiếp tay cho buôn lậu  (13/04/2015)
BIDV tài trợ 200 triệu USD phát triển kết cấu hạ tầng tại Lào  (13/04/2015)
Khai mở những hồi ức về “Huyền thoại con đường tiền tệ”  (13/04/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên