Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: Bảo đảm nước sinh hoạt cho dân vùng hạn bằng mọi giá
Ngày 13-4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác của Chính phủ đã trực tiếp thị sát công tác phòng chống hạn trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận và tìm hiểu đời sống của bà con nhân dân trong vùng chịu ảnh hưởng của nắng hạn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác đã tới thị sát điểm cấp nước lưu động tại thôn Đồng Dày, xã Phước Trung, huyện Bác Ái - một trong những xã chịu thiệt hại nặng nề nhất, thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng nhất của Ninh Thuận trong đợt nắng hạn này.
Thăm hỏi bà con nhân dân huyện Bác Ái và xã Phước Trung, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ chia sẻ sâu sắc đối với những khó khăn của người dân trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Thủ tướng cũng chỉ đạo chính quyền địa phương bằng mọi giá phải bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt và cứu đói cho nhân dân trong vùng.
Chính quyền tỉnh, huyện, xã, ấp phải lo đủ nước cho người dân; kiên quyết không để người dân thiếu nước ăn, thiếu nước sinh hoạt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng yêu cầu Ninh Thuận nỗ lực cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, tổ chức đưa gạo cứu đói đến tận từng hộ dân, đúng địa chỉ, đối tượng. Đây là trách nhiệm của chính quyền các cấp của địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng chỉ đạo các cấp chính quyền Ninh Thuận tăng cường phòng chống dịch bệnh có thể phát sinh do ảnh hưởng từ việc thiếu nước, nắng hạn; không để dịch bệnh lây lan. Song song với đó, phải bảo đảm nguồn nước cho gia súc, không để xảy ra tình trạng gia súc chết, gây thiệt hại đến kinh tế của bà con.
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đi thị sát tình trạng thiếu nước nghiêm trọng tại hồ chứa nước Thành Sơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận.
Báo cáo với Đoàn công tác, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, ông Lưu Xuân Vĩnh, cho biết do ảnh hưởng từ El-Nino, từ vụ Hè Thu 2014 đến nay, hầu như trên địa bàn tỉnh không có mưa. Hiện, dòng chảy trên các sông, suối đã cạn kiệt.
Tổng dung tích 20 hồ chứa nước của tỉnh hiện chỉ còn 20,37 triệu m3 (chiếm 10% dung tích thiết kế). Sáu huyện trên địa bàn tỉnh lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt với tổng số gần 40.000 khẩu.
Tổng diện tích vụ Đông Xuân của tỉnh buộc phải dừng do thiếu nước là 6.100ha (chiếm 30,27%); số gia súc chết vì thiếu nước là gần 300 con và đang tăng lên, nguy cơ dịch bệnh bùng phát cao.
Cũng bởi hạn hán trầm trọng, các hộ dân nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng hạn hán, không sản xuất được lâm vào tình trạng thiếu ăn.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã hỗ trợ 300 tấn gạo hỗ trợ cứu đói, 40 tỷ đồng để mua, vận chuyển nước sinh hoạt cho người dân, thức ăn cho gia súc, đào ao, giếng, chuyển đổi cây trồng cho các hộ gia đình nghèo, gia đình khó khăn, gia đình chính sách.
Song, theo dự báo, tình hình khô hạn tại Ninh Thuận còn kéo dài và diễn ra trên diện rộng, khả năng đến giữa tháng Chín mới bắt đầu có mưa, rất cần tiếp tục có sự hỗ trợ của Trung ương.
Tại buổi làm việc, Ninh Thuận kiến nghị Chính phủ xem xét, cấp kinh phí để tập trung chống hạn; triển khai đấu nối, mở rộng hệ thống cấp nước, mở rộng cửa lấy nước, kênh dẫn nước, mua và vận chuyển nước sinh hoạt cho nhân dân; nạo vét kênh mương, đào ao, giếng chống hạn; hỗ trợ giống sản xuất.
Về lâu dài, Ninh Thuận kiến nghị Chính phủ xem xét đẩy nhanh tiến độ thi công hồ chứa nước Tân Mỹ để bổ sung diện tích nước trữ phòng hạn và triển khai đầu tư các dự án hồ đập giữ nước từ năm 2015.
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương cũng bày tỏ chia sẻ với khó khăn của Ninh Thuận, tán thành với kiến nghị của tỉnh đề nghị Thủ tướng chấp thuận tiếp tục hỗ trợ kinh phí chống hạn do dự báo hạn hán còn kéo dài; bổ sung cấp gạo để cứu trợ cho người dân bị thiệt hại do hạn hán.
Trong thời gian tiếp theo, tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của trung ương và các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ để bổ sung kinh phí nâng cấp và xây dựng mới các công trình phòng, chống hạn cho địa phương.
Kết luận buổi làm việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất lo lắng trước tình trạng nắng hạn kéo dài, nghiêm trọng tại một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ sâu sắc với Đảng bộ, chính quyền và người dân Ninh Thuận trước khó khăn do hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gây nên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã kịp thời quan tâm, chăm lo cho người dân tháo gỡ khó khăn, bảo đảm đời sống trong điều kiện hạn hán nghiêm trọng.
Thủ tướng đề nghị Ninh Thuận tiếp tục triển khai hiệu quả hơn các biện pháp chống hạn như thời gian vừa qua với sự hỗ trợ của trung ương, nhanh chóng khôi phục sản xuất, giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân trên địa bàn.
Bênh cạnh việc không để đồng bào thiếu nước ăn, nước uống, không bị đói; tăng cường phòng chống dịch bệnh; chuẩn bị nước phục vụ chăn nuôi, Thủ tướng cũng lưu ý Ninh Thuận cần hết sức đề phòng cháy rừng. Ngoài ra, tỉnh cũng cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuẩn bị tốt cho việc khôi phục sản xuất sau hạn hán.
"Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng phục vụ cho việc tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp của Ninh Thuận", Thủ tướng nhấn mạnh.
Ghi nhận kết quả phát triển sản xuất, kinh tế - xã hội của Ninh Thuận, đặc biệt là trong nông nghiệp, thủy sản những năm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị tỉnh đánh giá kỹ thành tựu, hạn chế qua việc triển khai Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Trên cơ sở đó, xây dựng chỉ tiêu, nhiệm vụ sát thực, phấn đấu đưa Ninh Thuận ngày một phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận, Thủ tướng nêu rõ đặc thù và cũng là thế mạnh của Ninh Thuận là diện tích đất lớn, nắng nhiều, gió nhiều, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các ngành kinh tế phù hợp nhất là chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Đối với dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên địa bàn Ninh Thuận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Mặc dù đây là công trình có vốn đầu tư rất lớn, nhằm bảo đảm nguồn điện năng cho đất nước, nhưng yêu cầu đầu tiên và cao nhất vẫn là bảo đảm an toàn bằng mọi giá. Do đó, dự án này được Chính phủ hết sức quan tâm và triển khai một cách thận trọng, theo đúng quy trình đặt ra".
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng tán thành các giải pháp của các bộ ngành và tỉnh Ninh Thuận nhằm nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho người dân trên địa bàn, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới./.
Thúc đẩy hành động cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam  (13/04/2015)
Thúc đẩy hành động cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam  (13/04/2015)
Trao giải cuộc thi phóng sự truyền hình về ngành y tế Việt Nam  (13/04/2015)
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh dự lễ buộc chỉ cổ tay tại Lào  (13/04/2015)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên