Chính sách, pháp luật về việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp
22:10, ngày 10-01-2015
Sáng 10-01-2015, trong khuôn khổ hoạt động của dự án hợp tác “Quốc hội trẻ Việt Nam” giữa Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh, Vụ Thông tin và Thư viện Quốc hội tổ chức cho sinh viên một số trường Đại học tại Hà Nội đóng vai phiên họp giải trình của Ủy ban về các vấn đề xã hội về “Chính sách, pháp luật về việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp”.
Nhấn mạnh đây là sự kiện đặc biệt - lần đầu tiên tổ chức một phiên giải trình do các chủ nhiệm, bộ trưởng, trưởng ngành trẻ là các sinh viên đại học đóng vai về một vấn đề nóng bỏng của xã hội đó là việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng cho biết đây là một trong các hoạt động của dự án hợp tác “Quốc hội trẻ Việt Nam” giữa Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh tới hai mục tiêu mà dự án muốn hướng tới đó là truyền thông về những hoạt động của Quốc hội, qua đó tạo sức lan truyền, gây chú ý tới giới trẻ cũng như xã hội. Chương trình cũng hướng tới việc hình thành các kỹ năng cần thiết, tranh bị những nhận thức cho lớp trẻ về hoạt động của Quốc hội.
Thể hiện sự hào hứng đối với sự kiện này, đại diện Đại sứ Anh ông Andrew Holt đánh giá qua hoạt động tổ chức cho sinh viên một số trường Đại học tại Hà Nội đóng vai phiên họp giải trình của Ủy ban về các vấn đề xã hội về “Chính sách, pháp luật về việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp” giúp các bạn trẻ có hiểu biết sâu sắc về vai trò giám sát của Quốc hội và trách nhiệm giải trình của Chính phủ về những vấn đề xã hội quan tâm. Qua đó giúp các bạn trẻ hiểu rõ vai trò của thanh niên cũng như việc hoạch định chính sách, bảo vệ quyền lợi cho giới trẻ.
Phiên giải trình “Chính sách, pháp luật về việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp” diễn ra như một phiên giải trình thật với sự vào vai của sinh viên trường Đại học Luật (Hà Nội), Khoa Luật - Viện Đại học Mở, Học viện Báo chí và tuyên truyền.
Ngay sau báo cáo về “Tình hình thực hiện việc cải cách chính sách, pháp luật về việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp” của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do sinh viên trường Đại học Luật thực hiện, các Bộ trưởng: Bộ Giáo dục - Đào tạo do Khoa Luật - Viện Đại học Mở thực hiện; Bộ trưởng Bộ Nội vụ do Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện; Bộ trưởng Bộ Tài chính do Đại học Luật Hà Nội thực hiện đã trực tiếp trả lời chất vấn về các nội dung của phiên giải trình. Đó là việc thực hiện cải cách chính sách đào tạo nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; chính sách tuyển dụng lao động tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước; tình hình thực hiện chính sách tài chính hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp...
Đánh giá về phiên giải trình do các bạn sinh viên thể hiện, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng các em nhập vai tự nhiên, có sự linh hoạt, sáng tạo trong quá trình điều hành để tạo sự liên thông, thống nhất trong phần trả lời chất vấn của các bộ, ngành có liên quan. Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng đây là một cách thức hay, thực tiễn để giới trẻ thể hiện sự hiểu biết, năng lực thực hành của mình, qua đó hiểu rõ hơn về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Quốc hội, mối quan hệ của các bộ, ngành chức năng; hình thức này này cần được tổ chức nhiều hơn nữa để tạo thêm các cơ hội cho thanh niên./.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh tới hai mục tiêu mà dự án muốn hướng tới đó là truyền thông về những hoạt động của Quốc hội, qua đó tạo sức lan truyền, gây chú ý tới giới trẻ cũng như xã hội. Chương trình cũng hướng tới việc hình thành các kỹ năng cần thiết, tranh bị những nhận thức cho lớp trẻ về hoạt động của Quốc hội.
Thể hiện sự hào hứng đối với sự kiện này, đại diện Đại sứ Anh ông Andrew Holt đánh giá qua hoạt động tổ chức cho sinh viên một số trường Đại học tại Hà Nội đóng vai phiên họp giải trình của Ủy ban về các vấn đề xã hội về “Chính sách, pháp luật về việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp” giúp các bạn trẻ có hiểu biết sâu sắc về vai trò giám sát của Quốc hội và trách nhiệm giải trình của Chính phủ về những vấn đề xã hội quan tâm. Qua đó giúp các bạn trẻ hiểu rõ vai trò của thanh niên cũng như việc hoạch định chính sách, bảo vệ quyền lợi cho giới trẻ.
Phiên giải trình “Chính sách, pháp luật về việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp” diễn ra như một phiên giải trình thật với sự vào vai của sinh viên trường Đại học Luật (Hà Nội), Khoa Luật - Viện Đại học Mở, Học viện Báo chí và tuyên truyền.
Ngay sau báo cáo về “Tình hình thực hiện việc cải cách chính sách, pháp luật về việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp” của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do sinh viên trường Đại học Luật thực hiện, các Bộ trưởng: Bộ Giáo dục - Đào tạo do Khoa Luật - Viện Đại học Mở thực hiện; Bộ trưởng Bộ Nội vụ do Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện; Bộ trưởng Bộ Tài chính do Đại học Luật Hà Nội thực hiện đã trực tiếp trả lời chất vấn về các nội dung của phiên giải trình. Đó là việc thực hiện cải cách chính sách đào tạo nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; chính sách tuyển dụng lao động tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước; tình hình thực hiện chính sách tài chính hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp...
Đánh giá về phiên giải trình do các bạn sinh viên thể hiện, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng các em nhập vai tự nhiên, có sự linh hoạt, sáng tạo trong quá trình điều hành để tạo sự liên thông, thống nhất trong phần trả lời chất vấn của các bộ, ngành có liên quan. Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng đây là một cách thức hay, thực tiễn để giới trẻ thể hiện sự hiểu biết, năng lực thực hành của mình, qua đó hiểu rõ hơn về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Quốc hội, mối quan hệ của các bộ, ngành chức năng; hình thức này này cần được tổ chức nhiều hơn nữa để tạo thêm các cơ hội cho thanh niên./.
Việt Nam - Áo thúc đẩy việc hợp tác đào tạo cán bộ chính trị  (10/01/2015)
Ngoại trưởng Mỹ và Iran gặp nhau trước thềm đàm phán  (10/01/2015)
Nền kinh tế Đức ghi nhận mức sụt giảm đáng ngạc nhiên  (10/01/2015)
Hàng chục nghìn người tuần hành ở Pháp sau vụ tấn công đẫm máu  (10/01/2015)
Hội nghị quốc tế Hồi giáo lên án mọi hình thức khủng bố  (10/01/2015)
Ukraine nhiều khả năng phải trả Nga 3 tỷ USD tiền nợ trước thời hạn  (10/01/2015)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên