Việt Nam - Áo thúc đẩy việc hợp tác đào tạo cán bộ chính trị
22:10, ngày 10-01-2015
Từ ngày 06 đến ngày 12-01-2015, Đoàn lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã có chuyến công tác tại Cộng hòa Áo, làm việc với Học viện Hành chính Liên bang, Viện Đào tạo chính trị Renner (thuộc Đảng Dân chủ Xã hội - Đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền của Cộng hòa Áo) và báo Wiener Zeitung (tờ báo lâu đời nhất thế giới).
Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi đoàn trong lĩnh vực chính trị, báo chí và truyền thông giữa hai nước.
Hai bên đã trao đổi một số vấn đề cơ bản như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị; vai trò của báo chí, truyền thông trong việc định hướng các giá trị xã hội; các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo chính trị, báo chí, truyền thông...
Cụ thể, phía bạn đã chia sẻ với Đoàn các kinh nghiệm về công tác đào tạo lãnh đạo, công chức cho chính phủ và bộ máy các cơ quan công quyền của liên bang; quy trình xây dựng, dự thảo các luật hành chính công; phương pháp đào tạo kỹ năng chính trị cho các chính trị gia; giá trị công của báo chí, truyền thông; nhiệm vụ, vai trò của báo chí trong các cuộc chiến tranh thế chiến thứ nhất, thứ hai và các cuộc nội chiến hiện nay...
Giám đốc Viện Đào tạo chính trị Renner, ông Karl Duffek, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các Học viện nghiên cứu, đào tạo cán bộ chính trị đối với mỗi quốc gia: "Bên cạnh việc đào tạo các kỹ năng chính trị cho các chính trị gia, Viện chúng tôi còn tập trung vào việc nghiên cứu nền chính trị của châu Âu. Công việc này sẽ nhằm dự báo về mức độ ảnh hưởng của nó đối với nước Áo trong tương lai".
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị quan trọng hàng đầu ở Việt Nam trong công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cho bộ máy của Đảng và Nhà nước, nên cũng có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm với các Học viện đào tạo chính trị của các quốc gia trên thế giới nói chung và Cộng hòa Áo nói riêng.
Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Tất Giáp, Phó Giám đốc Học viện (Trưởng đoàn), cho biết chuyến thăm của Đoàn tiếp tục mở ra các triển vọng hợp tác giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các Đơn vị trực thuộc Học viện với các đối tác của Cộng hòa Áo.
Đặc biệt, năm 2015 các đơn vị trực thuộc của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (như Học viện Báo chí và Tuyên truyền) sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo chí Cộng hòa Áo, tiến hành các dự án chung, đó là Hội thảo khoa học "Báo chí với chiến tranh" vào tháng 4-2015; dự án đưa các giảng viên, nghiên cứu sinh, nhà báo sang nghiên cứu, học tập, thực tế, tại Đại học Tổng hợp Vienna và các cơ quan báo chí Cộng hòa Áo, vào tháng 6-2015; dự án xác định đề tài nghiên cứu chung; dự án đồng hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh, báo chí, truyền thông của các nhà khoa học hai nước; dự án trao đổi Đoàn.
Đồng thời, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự kiến sẽ mời các chuyên gia của Học viện Hành chính Liên bang, Viện Đào tạo chính trị Renner (của Đảng Dân chủ Xã hội, Cộng hòa Áo) sang giảng dạy, trao đổi về công tác đào tạo cán bộ chính trị, báo chí, truyền thông với Học viện trong thời gian tới./.
Hai bên đã trao đổi một số vấn đề cơ bản như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị; vai trò của báo chí, truyền thông trong việc định hướng các giá trị xã hội; các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo chính trị, báo chí, truyền thông...
Cụ thể, phía bạn đã chia sẻ với Đoàn các kinh nghiệm về công tác đào tạo lãnh đạo, công chức cho chính phủ và bộ máy các cơ quan công quyền của liên bang; quy trình xây dựng, dự thảo các luật hành chính công; phương pháp đào tạo kỹ năng chính trị cho các chính trị gia; giá trị công của báo chí, truyền thông; nhiệm vụ, vai trò của báo chí trong các cuộc chiến tranh thế chiến thứ nhất, thứ hai và các cuộc nội chiến hiện nay...
Giám đốc Viện Đào tạo chính trị Renner, ông Karl Duffek, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các Học viện nghiên cứu, đào tạo cán bộ chính trị đối với mỗi quốc gia: "Bên cạnh việc đào tạo các kỹ năng chính trị cho các chính trị gia, Viện chúng tôi còn tập trung vào việc nghiên cứu nền chính trị của châu Âu. Công việc này sẽ nhằm dự báo về mức độ ảnh hưởng của nó đối với nước Áo trong tương lai".
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị quan trọng hàng đầu ở Việt Nam trong công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cho bộ máy của Đảng và Nhà nước, nên cũng có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm với các Học viện đào tạo chính trị của các quốc gia trên thế giới nói chung và Cộng hòa Áo nói riêng.
Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Tất Giáp, Phó Giám đốc Học viện (Trưởng đoàn), cho biết chuyến thăm của Đoàn tiếp tục mở ra các triển vọng hợp tác giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các Đơn vị trực thuộc Học viện với các đối tác của Cộng hòa Áo.
Đặc biệt, năm 2015 các đơn vị trực thuộc của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (như Học viện Báo chí và Tuyên truyền) sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo chí Cộng hòa Áo, tiến hành các dự án chung, đó là Hội thảo khoa học "Báo chí với chiến tranh" vào tháng 4-2015; dự án đưa các giảng viên, nghiên cứu sinh, nhà báo sang nghiên cứu, học tập, thực tế, tại Đại học Tổng hợp Vienna và các cơ quan báo chí Cộng hòa Áo, vào tháng 6-2015; dự án xác định đề tài nghiên cứu chung; dự án đồng hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh, báo chí, truyền thông của các nhà khoa học hai nước; dự án trao đổi Đoàn.
Đồng thời, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự kiến sẽ mời các chuyên gia của Học viện Hành chính Liên bang, Viện Đào tạo chính trị Renner (của Đảng Dân chủ Xã hội, Cộng hòa Áo) sang giảng dạy, trao đổi về công tác đào tạo cán bộ chính trị, báo chí, truyền thông với Học viện trong thời gian tới./.
Ngoại trưởng Mỹ và Iran gặp nhau trước thềm đàm phán  (10/01/2015)
Nền kinh tế Đức ghi nhận mức sụt giảm đáng ngạc nhiên  (10/01/2015)
Hàng chục nghìn người tuần hành ở Pháp sau vụ tấn công đẫm máu  (10/01/2015)
Hội nghị quốc tế Hồi giáo lên án mọi hình thức khủng bố  (10/01/2015)
Ukraine nhiều khả năng phải trả Nga 3 tỷ USD tiền nợ trước thời hạn  (10/01/2015)
Fitch hạ xếp hạng tín dụng, dự báo kinh tế Nga suy thoái 4%  (10/01/2015)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên