Nhóm kinh tế đang phát triển tăng đầu tư ra nước ngoài
Trong báo cáo giám sát các xu hướng đầu tư toàn cầu vừa được công bố, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) nhận định hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) thuộc các nền kinh tế đang phát triển tiếp tục tăng trong năm 2013, trong khi hoạt động này từ các nền kinh tế đã phát triển lại có xu hướng đình trệ.
Theo báo cáo trên, trong năm 2013, Mỹ là nhà đầu tư hàng đầu, với 338 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản (135 tỷ USD), Trung Quốc (101 tỷ USD), Nga (95 tỷ USD) và Hong Kong (92 tỷ USD). Trong Top 20 nhà đầu tư hàng đầu thế giới thì có tới bảy nhà đầu tư đến từ các nền kinh tế đang phát triển và đang trong giai đoạn quá độ; số còn lại thuộc nhóm các nền kinh tế đã phát triển.
Năm 2013, hoạt động đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia từ các nền kinh tế đang phát triển tăng 4%, đạt mức cao kỷ lục 460 tỷ USD. Luồng vốn từ các nước đang phát triển ở châu Á tăng 7%, trong khi luồng vốn của các tập đoàn xuyên quốc gia châu Phi tăng 57%, chủ yếu là từ Nam Phi và Nigeria.
Còn vốn các tập đoàn xuyên quốc gia từ Mỹ Latinh và Caribbean năm 2013 lại giảm 10% xuống còn 112 tỷ USD, do vốn từ khu vực Trung và Nam Mỹ giảm tới 36%.
Mức đầu tư năm 2013 của các tập đoàn xuyên quốc gia thuộc những nền kinh tế đã phát triển không thay đổi so với năm 2012, đạt 858 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn 55% so với thời kỳ đỉnh cao năm 2007. Phần vốn của nhóm này trong cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới chỉ ở mức 61%, một mức thấp lịch sử.
Tính trong phạm vi châu Âu, với 60 tỷ USD, Thụy Sĩ là nhà đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất, trong khi vốn đầu tư ra bên ngoài của các tập đoàn xuyên quốc gia từ Pháp, Đức và Anh sụt giảm mạnh.
Các tập đoàn xuyên quốc gia của Nhật Bản tiếp tục mở rộng đầu tư bất chấp đồng yen mất giá, với vốn đầu tư tăng hơn 10% lên mức cao kỷ lục 135 tỷ USD.
UNCTAD dự báo môi trường đầu tư năm 2014 và 2015 sẽ tốt hơn, trên cơ sở triển vọng kinh tế thế giới được cải thiện và rủi ro kinh doanh giảm. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo về các nhân tố rủi ro tiềm tàng như sức phục hồi kinh tế không đồng đều, tăng trưởng kinh tế yếu tại EU và một số thị trường mới nổi, cũng như những rủi ro do chính sách bấp bênh và các cuộc xung đột ở khu vực./.
Trần Phú - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (30/04/2014)
Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - quyết định lịch sử của Đảng ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược  (30/04/2014)
Văn hóa - giáo dục trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ  (30/04/2014)
Liên minh đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào trong kháng chiến chống Pháp  (30/04/2014)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay