Thông báo tình hình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
Chiều 02-4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức thông báo kết quả Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ II về tình hình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.
Tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoàng Chí Trung cho biết, là một quốc gia tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cơ chế UPR, nghiêm túc chuẩn bị cho phiên Rà soát Định kỳ Phổ quát chu kỳ II với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội và các tổ chức, cá nhân quan tâm.
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, Liên hợp quốc tại Việt Nam cam kết ủng hộ các nỗ lực quốc gia nhằm bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền; sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức đối thoại thường xuyên nhằm thảo luận kế hoạch triển khai UPR ở Việt Nam.
Trước đó, tại phiên họp 18 của Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã trình bày Báo cáo UPR chu kỳ II; đối thoại thẳng thắn, cởi mở với các thành viên Liên hợp quốc; cung cấp đầy đủ các thông tin về luật pháp, chính trị và thực tế về việc bảo đảm các quyền con người tại Việt Nam. Kết thúc rà soát, Việt Nam nhận được tổng cộng 227 khuyến nghị.
Hội thảo thông báo rộng rãi kết quả Rà soát Định kỳ Phổ quát chu kỳ II cho các cá nhân và tổ chức quan tâm về kết quả rà soát tình hình bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền; lấy ý kiến tham vấn về các khuyến nghị Việt Nam có thể chấp nhận cũng như lộ trình thực hiện các kiến nghị này...
Các ý kiến đóng góp là cơ sở để Bộ Ngoại giao tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận các khuyến nghị UPR phù hợp. Dự kiến, những khuyến nghị này sẽ được thông báo tại khóa họp lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền diễn ra vào tháng Sáu tới./.
“Bộ Công an cần đột phá, giảm bằng được các loại tội phạm”  (02/04/2014)
Khánh Hòa cần bứt phá thành tỉnh công nghiệp hiện đại  (02/04/2014)
Không kịp thời tái cơ cấu sẽ “thua” trong hội nhập  (02/04/2014)
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ  (02/04/2014)
Công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI) năm 2013  (02/04/2014)
Phó Thủ tướng kiểm tra chống buôn lậu tại Móng Cái  (02/04/2014)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên