Thế giới những tháng đầu năm 2008 - một số nét chủ yếu
Bức tranh thế giới những tháng đầu năm 2008 có khá nhiều mảng tối trong cả phát triển kinh tế, chính trị ngoại giao và quân sự.
So với năm 2007, kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2008 có dấu hiệu của sự suy thoái với những khủng hoảng cục bộ như: lạm phát, giá dầu và giá lương thực tăng cao chưa từng có, gây nên những bất ổn về mặt chính trị và xã hội ở nhiều nước.
Hiện nay, lạm phát đang là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn bộ nền kinh tế khu vực châu Á. Ở nhiều quốc gia, tính đến cuối tháng 3 năm 2008, lạm phát đã lên tới hai con số; giá dầu mỏ tăng cao, khủng hoảng lương thực lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực chủ yếu đã tăng gần 70% so với năm 2007. Hiện có 37 nước đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực. Khủng hoảng lương thực đang tác động mạnh đến các nước nhập khẩu cũng như xuất khẩu gạo ở châu Á. Sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn, ví dụ nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…cũng chậm lại. Thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh.
Sự suy thoái kinh tế, giá lương thực, năng lượng tăng cao chưa từng có là một trong những nhóm nguyên nhân quan trọng gây ra những bất ổn về chính trị và xã hội, các cuộc đình công, biểu tình ở nhiều quốc gia châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh…Hiện nay, nhiều quốc gia đang đề ra những chính sách đối phó với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nhằm ngăn chặn và kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống của nhân dân, từng bước ổn định chính trị - xã hội đất nước. Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều tổ chức kinh tế thế giới cũng đang tích cực hợp tác với các nước trong việc tìm kiếm các giải pháp kiềm chế lạm phát ở quy mô toàn cầu.
Trong những tháng đầu năm 2008 đã diễn ra nhiều cuộc bầu cử quốc hội, bầu tổng thống mới ở nhiều nước nhưng mức độ suôn sẻ của các bầu cử đó không giống nhau.
Tại Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào được bầu lại làm Chủ tịch nước, ông Ôn Gia Bảo được bầu lại làm Thủ tướng Trung Quốc. Quốc hội Cuba đã bầu ông Ra-un Ca-xtơ-rô, 76 tuổi làm Chủ tịch Hội đồng nhà nước, thay ông Phi-đen Ca-xtơ-rô. Nhà lãnh đạo Đảng cộng sản - ông Đi-mi-tơ-ri Cri-xtô-phi-at - đương kim Chủ tịch quốc hội Síp đã giành chiến thắng trong bầu cử vòng 2, trở thành Tổng thống Cộng hoà Síp. Bầu cử Tổng thống ở Nga diễn ra suôn sẻ. Ông D.Mét-vê-đép - người được Tổng thống V.Pu-tin ủng hộ - đã đắc cử với số phiếu cao (hơn 70%). Bầu cử địa phương tại Pháp với thắng lợi thuộc về cánh tả. Chính phủ Hy Lạp, Bỉ vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội. Bầu cử Tổng thống ở Xéc-bi-a không còn chiến tuyến “Đông - Tây” do việc Cô-sô-vô đòi độc lập. Cuộc đua vào Nhà trắng ở Mỹ tuy khá gay cấn nhưng vẫn diễn ra trong hoà bình.
Trong khi đó, ở nhiều nước, bầu cử quốc hội, tổng thống diễn ra trong bạo lực và sự rối ren của đất nước. Căng thẳng trong nội bộ chính quyền Xéc-bi-a dẫn đến việc Tổng thống Xéc-bi-a giải tán quốc hội và quyết định tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn, dự định vào 11-5 tới. Với việc Thủ tướng Prô-đi từ chức, I-ta-li-a lâm vào khủng hoảng chính trị. Thái Lan, Pa-ki-xtan, Gru-di-a, Kê-ni-a, Dim-ba-bu-ê, Li-băng bầu cử trong sự bất ổn về chính trị và xã hội do các cuộc xung đột phe phái, sắc tộc gây ra.
Động thái chính trị, quan hệ ngoại giao giữa các nước khá đa dạng. Căng thẳng chính trị - ngoại giao giữa các nước Nam Mỹ (Ê-cu-a-đo và Cô-lôm-bi-a) đã được tháo gỡ. Kê-ni-a nối lại đàm phán chia sẻ quyền lực giữa các bên xung đột. Tiến trình thống nhất đảo Síp được khởi động lại giữa các nhà lãnh đạo người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và người Síp gốc Hy Lạp. Phong trào Phata và Nhóm vũ trang Hồi giáo Ha-mát ký thoả thuận hoà giải, nối lại các cuộc đàm phán tại Thủ đô Xa-ma (Y-ê-men).
Thế giới đang nỗ lực các hoạt động thúc đẩy tiến trình hoà bình ở Trung Đông, giải quyết vấn đề hạt nhân của I-ran và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Nhiều cuộc biểu tình phản đối chiến tranh, đòi rút quân đội nước ngoài ra khỏi I-rắc, Ap-ga-ni-xtan diễn ra rầm rộ ở Mỹ, Hy Lạp, Bỉ, Đức, Nhật Bản.
Một lần nữa thế giới bị chia rẽ xung quanh việc Cô-sô-vô đơn phương tuyên bố độc lập. Nội bộ NATO cũng bị chia rẽ do vấn đề kết nạp U-crai-na và Gru-di-a vào NATO. Quan hệ liên Triều căng thẳng trở lại do chính sách cứng rắn với Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên của Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc và việc Bắc Triều Tiên thử tên lửa tầm ngắn ở khu vực ngoài khơi ngày 28 tháng 3 năm 2008. I-xra-en và Pa-le-xtin nối lại đàm phán về tiến trình hoà bình Trung Đông trong bối cảnh các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục. Quan hệ giữa Irắc và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân tiến công nhóm vũ trang người Cuốc trên lãnh thổ Irắc.
Thế giới trong những tháng đầu năm 2008 đã chứng kiến nhiều hoạt động quân sự, các cuộc giao tranh, xung đột sắc tộc ở nhiều nước diễn ra với tính chất và mức độ khác nhau.
Sau cuộc bầu cử quốc hội ở Kê-ni-a, xung đột đẫm máu giữa bộ tộc Lu-ô của thủ lĩnh phe đối lập R.Ô-đin-ga và bộ tộc Ki-cu-y-u của ông Ki-ban-ki càng trở nên căng thẳng, làm hơn 500 người chết, 255.000 người phải bỏ nhà đi lánh nạn. Giao tranh giữa quân đội chính phủ Xri-lan-ca và Lực lượng những con hổ giải phóng Ta-min (LTTE) Xri-lan-ca lại nổ ra ở phía Bắc Xri-lan-ca. Bộ trưởng Xây dựng Xri-lan-ca, ông Đ.M.Đa-xa-nây-a-kê đã chết sau vụ đánh bom nhầm của LTTE vào xe của ông. Căng thẳng vẫn tiếp diễn tại tỉnh ly khai Cô-sô-vô sau vụ bạo lực ngày 17 tháng 3 được xem là tồi tệ nhất kể từ khi Cô-sô-vô tuyên bố độc lập, tách khỏi Xéc-bi-a vào hồi tháng 2 vừa qua.
Kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở các nước Ba Lan và Séc không thực hiện được do bị Nga phản đối mạnh mẽ. Kế hoạch mở rộng NATO sang phía Đông, kết nạp các nước U-crai-na, Gru-di-a, Ma-xê-đô-ni-a không thành do mâu thuẫn trong nội bộ NATO (giữa Mỹ và một số nước trong NATO) và do phản ứng quyết liệt của Nga.
Các hoạt động ly khai dân tộc, đòi độc lập ở một số nước cũng gia tăng trong những tháng đầu năm 2008. Cô-sô-vô, một tỉnh thuộc Xéc-bi-a, đã đơn phương tuyên bố độc lập vào ngày 17 tháng 2 năm 2008 trong khi Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Cô-sô-vô vẫn còn hiệu lực khẳng định Cô-sô-vô là một phần thuộc Xéc-bi-a. Việc Cô-sô-vô đơn phương tuyên bố độc lập đã tạo ra tiền lệ nguy hiểm và những hệ lụy tiêu cực đối với nhiều nước. Thế giới đã có sự phân liệt trước việc Cô-sô-vô tuyên bố độc lập.
Điểm lại những nét lớn trên bản đồ kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao thế giới những tháng đầu năm, giới phân tích dự báo rằng, khủng hoảng giá dầu, giá lương thực, thực phẩm có thể còn tiếp tục trong một vài tháng tới, sẽ tác động tiêu cực đến tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội của nhiều quốc gia. Vấn đề cấp bách hiện nay đối với các nước là phải có các biện pháp kinh tế mạnh ngăn chặn sự lạm phát, đồng thời điều chỉnh chính sách kinh tế cho phù hợp với tình hình, trong đó rất chú trọng đến vấn đề an ninh lương thực, tự túc lương thực của quốc gia.
Cùng với việc nỗ lực kiềm chế lạm phát, các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực cần có sự hợp tác trong giải quyết các vấn đề “nóng” toàn cầu trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, lấy Liên hợp quốc làm trung tâm. Mọi mưu toan giải quyết các vấn đề quốc tế không tuân thủ các Nghị quyết của Liên hợp quốc chỉ làm xấu thêm tình hình, không có lợi cho hòa bình thế giới./.
Khánh thành nâng cấp Trang tin Điện tử của Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp  (28/04/2008)
Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu năm 2008  (28/04/2008)
Dứt khoát không được để cho người dân thiếu đói  (28/04/2008)
Dứt khoát không được để cho người dân thiếu đói  (28/04/2008)
Cộng hòa Nam Phi kỷ niệm lần thứ 14 Ngày Tự do  (27/04/2008)
Thông tin cơ bản về nước Cộng hòa Nam Phi và quan hệ với Việt Nam  (27/04/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên