Trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Diễn đàn là một hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình này Phụ nữ Sáng tạo Việt Nam năm 2013. Đây cũng là dịp kỷ niệm một năm Các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (WEPs) được giới thiệu tại Việt Nam, đồng thời, là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam đã ký cam kết ủng hộ WEPs tổng kết, chia sẻ về những kinh nghiệm và thực hành tốt trong việc trao quyền cho phụ nữ trong doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, nhấn mạnh: Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có những chính sách đúng đắn để phát triển cộng đồng doanh nghiệp nữ. Hỗ trợ phụ nữ, doanh nhân nữ phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện bình đẳng giới, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Diễn đàn là cơ hội tốt để các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ, doanh nhân nữ phát triển kinh tế và trao quyền cho phụ nữ trong doanh nghiệp, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế, doanh nghiệp và cộng đồng doanh nhân nữ.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc phát biểu khai mạc Diễn đàn |
Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc quốc gia - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa thiết thực mà Diễn đàn đem lại, giúp phụ nữ phát huy vai trò trên cương vị là người lãnh đạo doanh nghiệp, thúc đẩy bình đẳng giới trong doanh nghiệp, đồng thời tôn vinh những sáng kiến, ý tưởng sáng tạo của phụ nữ trong kinh doanh. Ông Gyorgy Sziraczki khẳng định: Không thể xóa bỏ đói nghèo, gia tăng sự thịnh vượng và phát triển bền vững nếu phụ nữ không được trao quyền, tham gia đầy đủ trong nền kinh tế.
Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam, cho biết: Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế, trong khi chênh lệch mức lương giữa nam và nữ trên toàn cầu đang giảm xuống thì tại Việt Nam, mức chênh lệch đã tăng 2% trong giai đoạn 2008 - 2011 so với giai đoạn 1997 - 2007 và phụ nữ chỉ được hưởng khoảng 75% mức lương của nam giới. Bà Shoko Ishikawa cho rằng, cần xóa bỏ những rào cản, khuyến khích phụ nữ tham gia vào thị trường lao động bằng cách củng cố các hệ thống, thúc đẩy cải cách, bảo đảm điều kiện lao động tốt và nhân quyền cho cả phụ nữ và nam giới.
Diễn đàn gồm hai phần chính: Hướng tới một môi trường tạo điều kiện cho doanh nhân nữ phát triển; trao quyền cho phụ nữ trong sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Các đại biểu trong nước và quốc tế tập trung thảo luận, phân tích những trở ngại mang tính truyền thống và những quy định ảnh hưởng đến doanh nhân nữ Việt Nam như: Doanh nhân nữ Việt Nam, phát triển và thách thức; Phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ trẻ; Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại doanh nghiệp ở Việt Nam. Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy đổi mới, hướng tới phát triển của doanh nhân nữ; các nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ; kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam khi áp dụng các nguyên tắc trao quyền cho nữ lao động tại các doanh nghiệp.
Đại biểu trình bày tham luận tại Diễn đàn “Trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”, chiều 2-10 |
Bà Iwata, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc tại Nhật Bản, cố vấn Tập đoàn Shiseido đã chia sẻ những kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong khu vực tư nhân và khẳng định, việc nâng cao vai trò, vị thế cho phụ nữ là điều kiện cần trong quản lý doanh nghiệp. “Thiếu sự tham gia của phụ nữ là sự lãng phí lớn của nguồn nhân lực” - bà Iwata nhấn mạnh.
Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, để phát triển doanh nghiệp hiệu quả, các doanh nghiệp nữ cần được động viên, khuyến khích nâng cao trình độ; chủ động trong tìm kiếm và khai thác thị trường; hài hòa giữa tiết kiệm chi phí với đầu tư đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp chủ động, tích cực trong việc liên kết thành các câu lạc bộ, hiệp hội doanh nhân nữ để giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm phát triển; cân bằng hạnh phúc gia đình và thành công của doanh nghiệp.../.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam trưng bày chuyên đề “Châu Á - những sắc màu văn hóa”  (02/10/2013)
Kết thúc phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc 68  (02/10/2013)
APEC nỗ lực tăng cường phát triển năng lượng tái tạo  (02/10/2013)
Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cho Hội nghị APEC 21  (02/10/2013)
Đông Nam Á đi đầu thế giới trong cuộc chiến xóa đói  (02/10/2013)
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2%  (02/10/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay