Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam trưng bày chuyên đề “Châu Á - những sắc màu văn hóa”
TS Nguyễn Đình Chiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã chủ trì buổi họp báo, cung cấp những nội dung chủ yếu hướng tới Hội nghị lần thứ 4 Hiệp hội bảo tàng quốc gia Châu Á (ANMA 4) như: chủ đề, mục tiêu, nội dung, chương trình cơ bản và các hoạt động chính của Hội nghị lần này.
Hiệp hội các bảo tàng quốc gia châu Á (ANMA) được thành lập năm 2007 với mục đích nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trong châu lục thông qua việc tiến hành các chương trình hợp tác liên quan “liên kết bảo tàng”; chia sẻ sự hiểu biết về di sản văn hóa của các bảo tàng thành viên và khuyến khích việc trao đổi, học hỏi lẫn nhau; quảng bá rộng rãi những đặc trưng văn hóa của khu vực châu Á; thúc đẩy giao lưu, hợp tác về các lĩnh vực thông tin, phát triển nguồn nhân lực và trưng bày. ANMA tổ chức hội nghị thường niên 2 năm một lần tại từng quốc gia thành viên.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, là một trong những sáng lập viên của ANMA, tham gia tích cực và có những đóng góp quan trọng. Tại Hội nghị ANMA 3 tổ chức ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam đã được bầu làm Chủ tịch ANMA nhiệm kỳ 2012-2013.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam là cơ quan đăng cai tổ chức Hội nghị ANMA 4 từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội với sự tham dự của 12 thành viên. Hội nghị lần này sẽ kết nạp thêm thành viên mới là Lào. Mục tiêu của ANMA 4 là thúc đẩy thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm Chủ tịch ANMA nhiệm kỳ 4 (2012-2013), hướng tới tính chuyên nghiệp, chu đáo, thân thiện và hiệu quả; tổ chức Hội nghị ANMA 4 với chủ đề chung phù hợp với chủ đề do Hiệp hội Bảo tàng quốc tế (ICOM) đề xuất, trưng bày giới thiệu về các thành viên ANMA; tạo cơ hội để các thành viên có những trải nghiệm thú vị, ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con ngườiViệt Nam; khích lệ niềm tự hào của các thành viên về di sản văn hóa quốc gia, khuyến khích các thành viên chia sẻ và học hỏi lẫn nhau trên tinh thần tôn trọng, nâng cao hiểu biết giữa các quốc gia, thúc đẩy tình hữu nghị, đoàn kết, hòa bình và tăng cường hội nhập trong khu vực; góp phần quảng bá và khẳng định vị thế của Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam với các bảo tàng trong nước và trong khu vực; đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong lĩnh vực tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và trưng bày cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Hội nghị cũng sẽ tập trung trao đổi các vấn đề: i) bảo tàng góp phần thay đổi nhận thức về bảo tồn và phát huy di sản; ii) bảo tàng với du lịch di sản; iii) vai trò giáo dục của bảo tàng.
ANMA 4 còn là cơ hội để các bảo tàng chia sẻ kinh nghiệm và kết nối thông tin về sưu tập hiện vật; về công tác quản lý, bảo quản, tổ chức trưng bày, triển lãm, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo; xây dựng những dự án hợp tác, củng cố quan hệ, mở ra các hướng hợp tác song phương và đa phương. Nhân dịp này, sẽ tổ chức cuộc trưng bày chuyên đề giới thiệu một số di sản văn hóa tiêu biểu của các quốc gia thành viên ANMA với chủ đề “Châu Á - Những sắc màu văn hóa”. Ngoài ra, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam còn mở rộng các nội dung hoạt động giáo dục, lịch sử, văn hóa… thông qua các trình diễn, thuyết trình, chương trình trẻ em,…và các hoạt động truyền thông, quảng bá rộng hình ảnh Việt Nam.
Việc đăng cai Hội nghị ANMA sẽ là cơ hội để Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam nâng cao vị thế; tăng cường quan hệ giao lưu, hợp tác với các Bảo tàng quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, các cán bộ của Bảo tàng được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hướng tới việc tổ chức những sự kiện mang tầm quốc tế khác trong quá trình hội nhập và phát triển./.
Kết thúc phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc 68  (02/10/2013)
APEC nỗ lực tăng cường phát triển năng lượng tái tạo  (02/10/2013)
Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cho Hội nghị APEC 21  (02/10/2013)
Đông Nam Á đi đầu thế giới trong cuộc chiến xóa đói  (02/10/2013)
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,2%  (02/10/2013)
Góp ý về Dự thảo quy trình vận hành liên hồ chứa  (02/10/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay