Bộ Thương mại Mỹ công nhận doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam không bán phá giá
Trong quyết định này, DOC đã công nhận toàn bộ 33 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam tham gia đợt xem xét hành chính lần thứ 7 (POR7) đều không bán phá giá tôm trên trên thị trường Mỹ. Do đó, 33 doanh nghiệp đều nhận mức thuế 0%.
Năm 2004, tôm Việt Nam chính thức bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá với mức thuế 4,57% cho các doanh nghiệp tham gia xem xét hành chính lần thứ 1 (16-7-2004 – 31-1-2006). Từ 2004 đến nay, trải qua 7 đợt rà soát cùng với nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp tham gia theo đuổi vụ kiện, DOC cuối cùng cũng đã phải thừa nhận thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam không bán phá giá và lần đầu tiên DOC đã quyết định mức thuế 0% cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tham gia xem xét hành chính thuế chống bán phá giá.
Tôm xuất khẩu của Việt Nam với nguồn cung tốt cả về chủng loại lẫn kích cỡ và sự đa dạng về sản phẩm được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận và ưa chuộng cùng với tôm các quốc gia khác. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp sản phẩm tôm cho hệ thống siêu thị tại Mỹ với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Trong 7 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn ổn định, đạt mức 337,6 triệu USD, chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm (1,4 tỷ USD). Trong khi đó, xuất khẩu tôm sang các thị trường khác đang có mức gia tăng đáng kể, giá trị xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản tăng 11%, thị trường EU tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với quyết định cuối cùng POR7 của DOC, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) một lần nữa khẳng định rằng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đang và sẽ hoạt động theo đúng quy luật của kinh tế thị trường cũng như không nhận được bất cứ sự trợ giá nào từ phía Chính phủ. Vì vậy, đương nhiên doanh nghiệp tôm và sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải được đối xử khách quan, công bằng, phù hợp với tinh thần thương mại tự do, bình đẳng cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ./.
Trung Quốc: Khai mạc “Diễn đàn Bắc Kinh về nhân quyền” lần thứ 6  (12/09/2013)
25 triệu người châu Âu đối mặt nguy cơ đói nghèo  (12/09/2013)
Kỷ niệm lần thứ 56 Quốc khánh Malaysia tại Thành phố Hồ Chí Minh  (12/09/2013)
Tổng Thư ký Liên hợp quốc ra Thông điệp ngày Hợp tác Nam - Nam  (12/09/2013)
Góp ý quy định quyền con người trong sửa Hiến pháp  (12/09/2013)
Phát hành bộ tem chung Việt Nam - Singapore lần thứ hai  (12/09/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay