Góp ý quy định quyền con người trong sửa Hiến pháp
Tham dự Hội thảo có gần 100 đại biểu là các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, viện nghiên cứu và lãnh đạo Hội đồng nhân dân một số tỉnh, thành phố phía Nam.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quốc Lý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, cho biết: Hội thảo này được tổ chức nhằm tạo thêm một diễn đàn trao đổi, đối thoại giữa đại diện Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với các nhà khoa học, chuyên gia hoạch định chính sách, pháp luật, các nhà lãnh đạo, quản lý, với các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội; trên cơ sở đó kiến nghị với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp các nội dung liên quan đến các quy định về quyền con người, quyền công dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Đường, chuyên gia cao cấp của Quốc hội, cho rằng, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong chương II: quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã có sự tương thích với các quy định của các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta là thành viên.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 15 Dự thảo: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức sức khỏe cộng đồng" mới chỉ dừng lại ở tính nguyên tắc, mà chưa được quy định cụ thể đối với từng quyền, hạn chế quyền như thế nào? Quyền nào thì bị hạn chế, quyền nào không bị hạn chế? Có những quyền tuyệt đối không bị hạn chế như quyền sống...
Theo Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Đường, cần nghiên cứu bổ sung hạn chế đối với từng quyền, thì việc thực hiện vừa hạn chế được sự tùy tiện, lại vừa thuận tiện cho con người và công dân trong việc thực hiện các quyền.
Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đã đề cập đến khoản 1, Điều 6 với quy định "Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân".
Các nhà khoa học, chuyên gia cũng đã tập trung trao đổi, thảo luận về các vấn đề quyền con người, quyền công dân như quy định liên quan đến các quyền dân sự và chính trị; quy định về các quyền kinh tế - xã hội và quyền của nhóm dễ bị tổn thương; các thiết chế độc lập, cơ chế giám sát thực hiện quyền con người, quyền công dân và một số nguyên tắc chung, kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề quyền con người, quyền công dân./.
Phát hành bộ tem chung Việt Nam - Singapore lần thứ hai  (12/09/2013)
Biểu dương người có công trong bảo vệ biên giới, biển đảo  (12/09/2013)
Những vũ khí mang dấu ấn Trần Đại Nghĩa  (12/09/2013)
Tổng thống Mỹ yêu cầu Quốc hội hoãn bỏ phiếu về kế hoạch tấn công Xy-ri  (12/09/2013)
Nga có bằng chứng đối lập Syria tấn công hóa học  (12/09/2013)
Nâng tầm quan hệ hợp tác hai nước Việt Nam - Xin-ga-po  (12/09/2013)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên