Dư luận Mỹ đòi chấm dứt lệnh cấm vận Cu-ba
Sau 47 năm... chính sách cấm vận đơn phương chống Cu-ba đã không đạt được mục đích như đã tuyên bố là “mang lại dân chủ cho người dân Cu-ba”. Thượng nghị sĩ bang In-đi-a-na Ri-sớt Lu-ga, cựu Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, tuyên bố như vậy trong báo cáo mang tựa đề “Thay đổi chính sách đối với Cu-ba - nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ”, được công bố ngày 23-2.
Thượng nghị sĩ R.Lu-ga khẳng định: “Chúng ta phải thừa nhận rằng, chính sách hiện nay của chúng ta không hiệu quả và cần phải giải quyết vấn đề Cu-ba theo cách gia tăng lợi ích của Mỹ”. Trong báo cáo gửi Thượng viện, ông R.Lu-ga nhấn mạnh rằng, đã đến lúc phải xem xét lại những chính sách chống Cu-ba và cho rằng, Chính phủ Mỹ cần phải thừa nhận những biện pháp hà khắc chống Cu-ba cũng như cuộc bao vây, cấm vận hiện không còn giá trị. Ông yêu cầu để Cu-ba nhập khẩu sản phẩm của Mỹ và thanh toán bằng tín dụng. Cho tới nay, Mỹ chỉ cho Cu-ba mua lương thực, thực phẩm và thuốc men của Mỹ bằng tiền mặt.
Ông Lu-ga cáo buộc lệnh cấm vận đã khiến Mỹ không có được sự hiểu biết rộng hơn về Cu-ba. Báo chí phương Tây bình luận, báo cáo trên của ông Ri-sớt Lu-ga có thể sẽ góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi chính sách hàng thập kỷ qua của Mỹ đối với Cu-ba. Nó có thể tạo khuôn khổ cho cuộc tranh cãi về việc xem xét lại chính sách của Mỹ sau gần 5 thập kỷ tìm cách cô lập Cu-ba.
Khi còn tranh cử, Tổng thống B.Ô-ba-ma từng tuyên bố, lệnh cấm vận Cu-ba không giúp đem lại nền dân chủ cho hòn đảo này. Tuy nhiên, ông Ô-ba-ma mới chỉ cho biết sẽ chấm dứt lệnh cấm đi lại đối với người Mỹ gốc Cu-ba tới hòn đảo này và bãi bỏ lệnh hạn chế hoạt động gửi tiền của họ cho người thân ở Cu-ba. Ông Ô-ba-ma cũng từng cam kết đối thoại với tất cả các nhà lãnh đạo các nước, bao gồm cả những kẻ thù truyền thống của Mỹ, nhưng lại nói rất ít chi tiết về việc ông sẽ chìa tay ra với Cu-ba như thế nào. Ông hứa sẽ có một cái nhìn mới mẻ đối với chính sách này của Mỹ, sẽ gặp gỡ với nhà lãnh đạo Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô. Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn cũng từng cam kết chung chung sẽ “xem xét” lại chính sách của Mỹ đối với Cu-ba.
Mỹ và Cu-ba hiện không có mối quan hệ ngoại giao đầy đủ và Oa-sinh-tơn đã áp đặt lệnh cấm vận toàn diện chống Cu-ba từ năm 1962. Tuy nhiên, lệnh cấm vận đó được thay đổi một chút dưới thời chính quyền Tổng thống Bu-sơ bằng việc nới lỏng việc bán lương thực của Mỹ cho Cu-ba nhưng Cu-ba phải thanh toán bằng tiền mặt.
Các nhà làm luật thuộc Hạ viện Mỹ đầu tháng này đã giới thiệu một dự luật cho phép công dân Mỹ không bị hạn chế tới Cu-ba. Nếu dự luật này được thông qua sẽ làm đảo lộn chính sách cấm ngặt việc đi lại tới Cu-ba. Dự luật sẽ được đưa ra thảo luận sau khi trình lên Ủy ban đối ngoại.
Trong khi đó, số kiều dân Cu-ba sinh sống tại Mỹ ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận Cu-ba đang ngày càng tăng lên. Báo “Nuevo Herald” của Mỹ đưa tin, Quỹ bình thường hóa quan hệ giữa Cu-ba/Mỹ mới đây đã tiến hành một cuộc điều tra tại miền nam bang Phlo-ri-đa về quan hệ giữa hai nước. Kết quả cho thấy đa phần kiều dân Cu-ba sinh sống tại khu vực này không chỉ ủng hộ việc Chính phủ Mỹ hủy bỏ quy định hạn chế các chuyến thăm thân tới Cu-ba và lượng kiều hối gửi về quê hương, mà còn ủng hộ việc dỡ bỏ bao vây, cấm vận kinh tế và thương mại chống La Ha-ba-na. Trước đây, cộng đồng người Mỹ gốc Cu-ba ở miền Nam Phlo-ri-đa phản đối dữ dội nhất việc chấm dứt lệnh cấm vận đối với Cu-ba. Hiện có hơn một triệu người Mỹ gốc Cu-ba đang sinh sống tại bang này./.
Việt Nam xếp hạng thứ 61/66 về Chỉ số cạnh tranh Công nghệ thông tin toàn cầu trong năm 2008  (24/02/2009)
Hỗ trợ cải thiện điều kiện an toàn lao động  (24/02/2009)
Hỗ trợ cải thiện điều kiện an toàn lao động  (24/02/2009)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay