Hỗ trợ cải thiện điều kiện an toàn lao động
Trong hai ngày 23 và 24-2, tại Hà Nội, đại diện của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), Bộ Y tế (MOH), Văn phòng Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chính phủ Nhật Bản đã tham dự lễ giới thiệu Chương trình Hợp tác An toàn vệ sinh lao động giữa MOLISA - MOH - ILO - WHO và lễ ký kết thoả thuận thực hiện Dự án “Hỗ trợ thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, An toàn lao động, Vệ sinh lao động nhằm tăng cường an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam”. Nhân dịp này, cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo chung và Hội thảo Tư vấn quốc gia về thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam cũng được tổ chức.
Chương trình Hợp tác An toàn vệ sinh lao động do Chính phủ Nhật Bản tài trợ trong khuôn khổ kế hoạch Một Liên hợp quốc tại Việt Nam và được MOLISA, MOH, ILO, WHO hợp tác thực hiện tại bốn tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế và Đồng Nai trong 3 năm - từ năm 2009 đến năm 2011.
Chương trình gồm hai dự án: “Hỗ trợ thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, An toàn lao động, Vệ sinh lao động nhằm tăng cường an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam (do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO), và “Bảo vệ sức khoẻ người lao động” (do Bộ Y tế thực hiện với sự trợ giúp kỹ thuật của WHO).
Dự án thứ nhất sẽ hỗ trợ việc thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động hiện hành, đồng thời xây dựng Chương trình quốc gia giai đoạn 2011-2015, hướng tới tăng cường an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc và cộng đồng. Dự án sẽ đảm bảo môi trường lao động năng suất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đóng góp vào công tác giảm nghèo trong cộng đồng; trang bị cho các cán bộ, thanh tra an toàn vệ sinh lao động và những người đang làm việc trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động các phương pháp giản đơn và thiết thực về an toàn lao động, qua đó, giúp những cán bộ, nhân viên này có khả năng tổ chức các khóa tập huấn cho người lao động và người sử dụng lao động tại các tỉnh tham gia Chương trình.
Phát biểu tại lễ ký kết, bà Rie Vejs Kjeldgaard, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, cho biết: Dự án này được thiết kế trên cơ sở cho rằng, việc phòng ngừa tai nạn lao động ở bất cứ nơi nào có người làm việc là điều thiết yếu. Phòng ngừa được xác định là yếu tố chính. Đối với các doanh nghiệp lớn, công tác an toàn vệ sinh lao động đã được tăng cường và thu được những kinh nghiệm, tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ, nơi làm việc ở các vùng nông thôn thì triển khai công tác này vẫn là một thách thức. Dự án này sẽ nhằm vào chính thách thức đó - tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp nhỏ, ở nơi làm việc tại các vùng nông thôn.
Dự án thứ hai sẽ xây dựng và áp dụng các dịch vụ y tế lao động cơ bản, nâng cao nhận thức và thực hành về an toàn lao động cho nhân viên trong các cơ sở y tế thông qua việc giáo dục và thực hiện các biện pháp can thiệp hiệu quả. Dự án cũng tập trung vào phòng chống bệnh tật và nâng cao nhận thức về các rủi ro lao động liên quan đến a-mi-ăng và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế.
Trong quá tình thực hiện, Chương trình có thể được mở rộng, triển khai sang một số tỉnh khác. Những thành tựu đạt được cũng như các bài học kinh nghiệm thu được sẽ được chia sẻ với các nước khác thông qua mạng lưới ASEAN OSH – Net./.
Bình Định: Quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy  (24/02/2009)
Bình Định: Quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy  (24/02/2009)
Nhân dân các dân tộc vùng biên có vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia  (24/02/2009)
Lao động nhập cư thời khủng hoảng  (24/02/2009)
Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam  (23/02/2009)
20 năm Ngày Biên phòng toàn dân và bốn nhiệm vụ trọng tâm  (23/02/2009)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay