Nâng cao chất lượng công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Đây là Hội nghị thứ hai sau Hội nghị dành cho các tỉnh, thành phố phía Bắc tại Hà Nội, nhằm tổng kết, đánh giá công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách đảng bộ địa phương, ngành trong thời gian qua; đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới. Kết quả Hội nghị là những cơ sở quan trọng cho việc tổng kết Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao những kết quả đạt được của công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành của cả nước nói chung, khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng trong 10 năm qua. Số lượng các ấn phẩm được xuất bản ngày càng nhiều, chất lượng không ngừng được nâng lên, bảo đảm tính đảng, tính khoa học, tính thống nhất với lịch sử toàn Đảng, đồng thời, cũng thể hiện được những nét đặc thù riêng của từng địa phương. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của từng đảng bộ nói riêng và của toàn Đảng nói chung trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí đề nghị Hội nghị tập trung đánh giá đúng thực trạng công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành trong thời gian qua; đề ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành trong thời gian tới; đánh giá công tác phối hợp giữa các đảng bộ địa phương, ngành với cơ quan nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành; đề xuất, kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công tác nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành…
Thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW, ngày 28-2-2002, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, 10 năm qua, công tác nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ban, ngành, đoàn thể trong cả nước nói chung, khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: nhận thức về vai trò, vị trí của công tác nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng được nâng lên; đội ngũ cán bộ phụ trách, nghiên cứu lịch sử Đảng được củng cố, hoàn thiện. Tất cả các tỉnh, thành phố đều có Phòng Lịch sử Đảng hoặc Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng. Nhiều quận huyện, thị xã cũng bố trí được cán bộ chuyên trách công tác lịch sử Đảng. Công tác nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản lịch sử đảng bộ địa phương, ngành đạt được kết quả cao. Từ 2009 - 2011, cả nước đã nghiên cứu, biên soạn được khoảng 1.200 công trình lịch sử, trong đó cấp tỉnh, thành phố là 300 công trình, cấp huyện, quận, thị xã khoảng 150 công trình, cấp xã, phường, thị trấn: 700 công trình. Kết quả có 365 công trình lịch sử đảng bộ địa phương, ban, ngành, đoàn thể được xuất bản, trong đó có 254 công trình lịch sử đảng bộ địa phương, tăng 2,73 lần so với khoảng thời gian 9 năm trước đó.
Các đại biểu tham gia Hội nghị tập trung trao đổi, thảo luận sôi nổi; các ý kiến đều thống nhất với nội dung của Dự thảo báo cáo; tập trung bàn về những hạn chế, tồn tại của công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành. Cụ thể là: một số cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là cấp xã, phường, thị trấn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; số lượng sách lịch sử đảng bộ địa phương được chuyển đến biên tập, xuất bản ở Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật còn hạn chế; một số công trình phải làm gấp nên chất lượng chưa cao, chưa hấp dẫn và chưa thu hút được sự quan tâm của bạn đọc; công tác nghiên cứu, biên soạn, thẩm định lịch sử đảng bộ địa phương còn mang tính tự phát, chưa có cơ quan quản lý, thẩm định thống nhất; nguồn kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, biên soạn, thẩm định và công tác biên tập, xuất bản lịch sử địa phương còn eo hẹp, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng núi và hải đảo còn nhiều khó khăn…
Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành, các đại biểu tham gia Hội nghị đều cho rằng, cần phải tổ chức tổng kết thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong cả nước nhằm phát huy những thành tựu đạt được, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cần có kế hoạch tổng thể và kế hoạch phối hợp theo từng giai đoạn và phải kết hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác nghiên cứu, biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành,.../.
Phiên bản 2.0 của “Mùa xuân A-rập” ở Ai Cập  (10/07/2013)
Ngày Dân số thế giới năm 2013: “Mang thai ở tuổi vị thành niên”  (10/07/2013)
Vết bẩn của những “người trong sạch”  (10/07/2013)
Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN với EU và những tác động đến kinh tế Việt Nam  (10/07/2013)
Khu kinh tế Vũng Áng: Tiềm năng và cơ hội đầu tư, phát triển  (10/07/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay