Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm chống dịch bệnh với quốc tế
Đoàn Việt Nam gồm 27 đại biểu do Bộ trưởng Y tế, PGS, TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội nghị WHO Tây Thái Bình Dương 63, làm Trưởng đoàn.
Tại Kỳ họp, Bộ trưởng Y tế Việt Nam đại diện cho khu vực Tây Thái Bình Dương với 37 quốc gia và lãnh thổ, một trong sáu khu vực của WHO, đã có bài tham luận tại phiên toàn thể với chủ đề "Chăm sóc sức khỏe quốc gia ở Việt Nam trong giai đoạn mới".
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, bảo vệ, chăm sóc và cải thiện sức khỏe cho người dân không chỉ là mục tiêu mà còn là chiến lược của ngành y tế trong giai đoạn 2011 - 2020.
Với sự đầu tư của Chính phủ, những hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các đối tác và sự đóng góp của toàn xã hội, lĩnh vực y tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc chăm sóc y tế và hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) liên quan đến lĩnh vực sức khỏe.
Việc ngăn ngừa các căn bệnh truyền nhiễm cũng như các bệnh không lây nhiễm như bệnh phong, bệnh lao, bệnh sốt rét, HIV/AIDS, bệnh ung thư, tiểu đường được chú trọng và trở thành các chương trình mục tiêu quốc gia về sức khỏe.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết việc giám sát và phòng chống những bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là những đợt dịch đang nổi lên như dịch cúm, lây truyền từ gia cầm và từ người sang người ở khu vực châu Á sẽ là chủ đề chính thảo luận tại Hội nghị.
Ngoài ra, các vấn đề như già hóa, bảo hiểm y tế toàn dân, tài chính y tế, kinh tế y tế cùng với việc phân bổ kinh phí toàn cầu của WHO, dự thảo ngân sách 2014 - 2015, cải tổ WHO... cũng nằm trong chương trình nghị sự.
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị lần này có số lượng đông đảo nhất từ trước tới nay. Tất cả các thành viên trong đoàn đều có những báo cáo tham luận chia sẻ kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực.
Các chuyên đề của Hội nghị đều có đoàn Việt Nam phát biểu và là dịp tốt để các nhà quản lý, cũng như giới chuyên môn của các nước được học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm đề ra những chương trình hành động phù hợp nhất cho đất nước.
Việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các nước còn giúp đưa ra những chiến lược về các vấn đề giám sát phòng chống và nâng cao sức khỏe chung toàn cầu, của khu vực, cũng như của riêng đất nước mình.
Trong những năm qua, cộng đồng thế giới đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc khống chế các bệnh lây nhiễm như SARS, cúm AH5N1, phòng chống lao...
Việt Nam được coi là một trong những điểm sáng so với các nước có cùng điều kiện kinh tế và trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS.
WHO, tổ chức có chuyên môn về y tế cao nhất của Liên hợp quốc được thành lập năm 1948, hiện có 192 quốc gia thành viên, chia thành sáu khu vực, trong đó Việt Nam thuộc Khu vực Tây Thái Bình Dương.
Phiên họp lần thứ 66 Đại hội đồng Y tế Thế giới sẽ kết thúc vào ngày 28-5 tới./.
Bắc Ninh: Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc  (21/05/2013)
Lào Cai chăm lo xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng lớn mạnh  (21/05/2013)
Lào Cai chăm lo xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng lớn mạnh  (21/05/2013)
Thời cuộc tạo xu thế  (21/05/2013)
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm 2013  (20/05/2013)
500 doanh nghiệp Hà Nội tham gia kích cầu tiêu dùng  (20/05/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên