Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ toàn cầu có thể lên tới mức 13% trong năm 2013
TCCSĐT - Theo một báo cáo mới của ILO, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ trên thế giới đã lên gần bằng mức đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế và được dự báo sẽ không giảm trước năm 2018. Ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cũng hơn gấp 3 lần người trưởng thành.
Hàng triệu thanh niên không có việc làm
Báo cáo “Xu hướng Việc làm Toàn cầu cho Thanh niên 2013” mới được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố tại Giơ-ne-vơ (Geneva, Thụy Sỹ) hôm 8-5 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở đối tượng là thanh niên toàn cầu được dự báo sẽ ở mức gần 13% trong năm 2013 - tương ứng với 73 triệu thanh niên. Tỷ lệ này đạt gần bằng mức đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và sẽ khó có thể giảm trước năm 2018.
Mặc dù tình hình ở các nước phát triển và đang phát triển có khác nhau, tuy nhiên, không quốc gia nào là không bị ảnh hưởng. Trên thế giới, ngày càng nhiều thanh niên phải làm các công việc bán thời gian hoặc tạm thời. Sự khập khiễng giữa kỹ năng của người lao động và yêu cầu của thị trường đang ngày một gia tăng. Việc người lao động được đào tạo và có kỹ năng quá mức yêu cầu tồn tại song song với sự thiếu hụt giáo dục các kỹ năng tối cần thiết. Nhiều thanh niên ở các quốc gia phát triển đã từ bỏ công cuộc tìm kiếm việc làm hoặc hạ thấp yêu cầu để làm bất cứ công việc nào có thể tìm được, còn ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới mức 13,1% trong năm 2012 và được dự báo sẽ tăng hơn 14% năm 2017.
Theo trợ lý Tổng Giám đốc ILO phụ trách về Chính sách Giô-xê Ma-nu-en Xa-la-da Xi-ri nác (José Manuel Salazar-Xirinachs): “Những con số này cho thấy cả một thế hệ đang gặp vấn đề; hàng triệu thanh niên không có việc làm hoặc thiếu việc làm. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào bố mẹ và nhà nước bị kéo dài.”
Ở các quốc gia được khảo sát, hai phần ba số thanh niên hoặc thất nghiệp, hoặc có việc không thường xuyên, làm những công việc lương thấp, điều kiện không bảo đảm, thường ở khu vực kinh tế không chính thức. Báo cáo cho thấy sự cạnh tranh để có được những công việc khan hiếm đã đẩy những thanh niên không được học hành đầy đủ tại các quốc gia đang phát triển rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương hơn. Những thanh niên sống ở khu vực nông thôn hoặc di cư đến đô thị bị ảnh hưởng đặc biệt. Nếu không tạo ra được việc làm bền vững cũng như tiếp cận được nền giáo dục tốt hơn, với những khóa đào tạo kỹ năng tốt hơn, các quốc gia trên sẽ khó tiếp tục đạt được những tiến bộ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Cần các giải pháp sáng tạo và đa dạng
Cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội toàn cầu cho thấy yêu cầu phối hợp hành động cấp bách từ các chính sách công, các công ty tư nhân, công đoàn và các bên liên quan. Trên thế giới, những thay đổi về mặt kinh tế vĩ mô, tạo việc làm, đặc biệt là việc làm cho thanh niên được đặt lên hàng đầu.
Theo ông Giô-xê Ma-nu-en Xa-la-da Xi-ri nác thì tăng trưởng sẽ không thể diễn ra nếu con người không làm việc. Đồng thời, ở cấp quốc gia, cần hàng các biện pháp cụ thể về việc làm cho thanh niên. Các biện pháp này bao gồm cả những can thiệp để thanh niên có được kỹ năng mà người sử dụng lao động cần; các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận với vốn vay, cho phép họ thuê thêm nhiều lao động trẻ hơn; và thanh niên có quyền được cung cấp các điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội bình đẳng như những lao động trưởng thành.
Thực tập, học việc cũng là một trong những công cụ hữu hiệu để cải thiện việc làm cho thanh niên, giảm thiểu sự khập khiễng về kỹ năng, và thúc đẩy quá trình chuyển tiếp hiệu quả từ nhà trường đến nơi làm việc. Các sáng kiến về đào tạo có tác dụng đối với thị trường lao động thường được thực hiện bởi sự hợp tác chặt chẽ giữa chính sách công, doanh nghiệp, các đối tác xã hội, người đào tạo và bản thân thanh niên.
Tại Việt Nam, trên 50% số người thất nghiệp là thanh niên
Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên Việt Nam cao gấp ba lần ở người trưởng thành. Gần một nửa số người thất nghiệp trong năm 2012 ở độ tuổi từ 15 đến 24. Nhưng thất nghiệp trong giới trẻ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bốn triệu lao động trẻ, tức 53% thanh niên, đang làm những công việc dễ bị tổn thương. Họ làm những công việc tự tạo hoặc giúp việc cho gia đình mình, vốn dĩ là những công việc có năng suất thấp, thu nhập kém, điều kiện lao động không bảo đảm và không được bảo hiểm.
Theo chuyên gia về Việc làm Thanh niên của ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mác-thiu Cô-nhắc (Matthieu Cognac), công tác tư vấn về việc làm cũng như các khóa đào tạo phát triển doanh nghiệp có thể giúp các bạn trẻ tự mở công ty và kinh doanh. Công tác này cần đặc biệt chú ý ở khu vực nông thôn, nơi phần lớn thanh niên đang sống và làm việc. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đưa “Giáo trình giáo dục kinh doanh” của ILO vào chương trình học phổ thông khi sửa đổi chương trình học từ năm 2015. Đây là một chương trình đào tạo cho giảng viên và giáo viên nhằm đưa kiến thức phát triển doanh nghiệp đến với thanh, thiếu niên. Và hiện chương trình này đã được áp dụng ở 50 quốc gia trên thế giới.
Theo Giám đốc ILO Việt Nam Gi-o-gi Xdi-rắc (Gyorgy Sziraczk), công cuộc cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo đang diễn ra là chìa khóa để tận dụng những tài năng, năng lực cũng như sự sáng tạo của thanh niên nhằm phục vụ cho quá trình phát triển mạnh của đất nước. Một hệ thống dạy nghề quốc gia có thể nâng cao khả năng tìm việc của thanh niên và bảo đảm những nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Đây là điểm mấu chốt để tăng năng suất lao động, cải thiện sức cạnh tranh và tạo việc làm. Đã đến lúc cần thắt chặt mối liên hệ giữa giáo dục đào tạo và tăng cường xuất khẩu, đa dạng hóa nền kinh tế vào tạo thêm nhiều việc làm tốt hơn.
Những thách thức về việc làm cho thanh niên trong nước sẽ không thể giải quyết được nếu không có những chuyển biến về cấu trúc để thúc đẩy phát triển, những chính sách kinh tế vĩ mô và tài khóa hỗ trợ việc làm, tăng tổng cầu, cải thiện việc tiếp cận vốn và tăng hiệu quả đầu tư. Và thanh niên xứng đáng được hưởng một sự khởi đầu tốt hơn và được đối xử công bằng, nếu chúng ta không muốn mất đi một nguồn đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội./.
Phiên họp lần thứ 6 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc  (11/05/2013)
Diễn đàn kinh tế thế giới về châu Phi lần thứ 23  (11/05/2013)
Hà Nội: Chỉ 28% lao động nông thôn “chịu” học nghề nông nghiệp  (11/05/2013)
Mỹ: Thặng dư ngân sách lớn nhất trong vòng 5 năm  (11/05/2013)
CELAC cam kết thúc đẩy hợp tác và phát triển  (11/05/2013)
G-7 thảo luận kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng  (11/05/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên