G-7 thảo luận kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng
Ngày 10-5-2013, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7) và Nga nhóm họp tại Ai-le-xbơ-ri (Aylesbury), Tây Bắc Luân Đôn, nhằm thảo luận kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Mỹ và châu Âu bất đồng về quy mô của các biện pháp khắc khổ, trong khi thị trường lại hướng vào “cuộc chiến tiền tệ” sau khi đồng yên Nhật Bản sụt giá kỷ lục so với đồng USD.
Phát biểu khai mạc Hội nghị kéo dài trong hai ngày, Bộ trưởng Tài chính Anh, nước đang đảm nhận chức Chủ tịch G-7, ông Gioóc Óc-xbon (George Osborne) khẳng định: “Nhiệm vụ của chúng ta là duy trì quá trình phục hồi khi mà các thị trường đã bình ổn và có những dấu hiệu cho thấy điều này đang tạo ra niềm tin lớn hơn”.
Tuy nhiên, ông Gi. Óc-xbon nhấn mạnh không thể coi kinh tế toàn cầu đã phục hồi, và các nước G-7 cần phải tập trung thảo luận về vai trò của các ngân hàng trung ương để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời vẫn giữ lạm phát ổn định trong trung hạn, khi hầu hết các chính phủ đang nỗ lực cắt giảm chi tiêu và tăng thuế.
Trong bối cảnh Anh và các quốc gia mắc nợ tại châu Âu đang chịu sức ép giảm thiểu các biện pháp cắt giảm chi tiêu công để hỗ trợ sự tăng trưởng yếu, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Gia-cốp Liu (Jacob Lew) kêu gọi những người đồng nhiệm châu Âu thay đổi mục tiêu, cho rằng việc siết chặt ngân sách một cách thô bạo sẽ cản trở tiêu dùng.
Trong khi đó, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) một mặt hoan nghênh những nỗ lực của các nước đang mắc nợ cắt giảm chi tiêu, mặt khác kêu gọi Luân Đôn nới lỏng các chính sách khắc khổ nhằm hỗ trợ tiến trình phục hồi vốn đang hết sức mong manh của Anh.
Theo các nhà phân tích, Hội nghị G-7 có thể không tạo được bước đột phá trong việc giải quyết tình trạng yếu kém hiện nay của kinh tế toàn cầu, song hy vọng các bên sẽ tìm ra một giải pháp hài hòa hơn nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững của kinh tế thế giới.
Các bộ trưởng và thống đốc ngân hàng trung ương G-7 cũng sẽ thảo luận về các quy định tài chính đối với các ngân hàng nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn khủng hoảng tài chính toàn cầu như đã xảy ra sau sự sụp đổ của tập đoàn tài chính Lehman Brothers (Mỹ) năm 2008.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được Anh, trên cương vị Chủ tịch G-7, ưu tiên giải quyết trong các hội nghị của nhóm là cuộc đấu tranh chống nạn trốn thuế.
Dự kiến Hội nghị Thượng đỉnh G-7 bàn về việc triển khai các giải pháp phục hồi kinh tế thế giới sẽ diễn ra vào tháng 6 tới tại Bắc Ai-len./.
Mật độ khí thải nhà kính tăng cao kỷ lục  (11/05/2013)
Tăng cường hợp tác phát triển với Nga và Belarus  (10/05/2013)
Đối thoại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ xã hội Đức  (10/05/2013)
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác dân vận  (10/05/2013)
Việt - Lào thúc đẩy hợp tác tài chính, chứng khoán  (10/05/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên