Việt Nam hưởng ứng Tuần lễ An toàn Giao thông đường bộ toàn cầu lần thứ 2
Theo số liệu của WHO, mỗi năm, trên thế giới có hơn 1,2 triệu người chết do tai nạn giao thông đường bộ và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 9 trên toàn cầu; khoảng 22% số người tử vong này là người đi bộ. Ngoài ra, tai nạn giao thông đường bộ còn gây ra khoảng 50 triệu người bị thương khác.
Tại Việt Nam, tai nạn giao thông đường bộ là một gánh nặng lớn cho xã hội. Năm 2012, theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, có hơn 9.000 người chết và hàng chục ngàn người khác bị thương. Số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ là một vấn đề đang nổi lên ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của các nước có thu nhập trung bình và thấp, TS. Takeshi Kasai, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết.
Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Ngày 6-5-2013, các nước trên thế giới tổ chức nhiều hoạt động khác nhau nhằm hưởng ứng Tuần lễ An toàn Giao thông đường bộ toàn cầu lần thứ 2 do Liên hợp quốc phát động. Chủ đề của năm nay là “An toàn cho người đi bộ”. Tuần lễ này là cơ hội để kêu gọi Chính phủ, các tổ chức, và các đối tác cần tiếp tục hành động nhằm tăng cường an toàn giao thông và góp phần đạt mục tiêu của Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ là giảm 5 triệu người chết vào năm 2020.
Việt Nam cùng với các quốc gia khác trên thế giới tổ chức phát động Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ, đồng thời tiếp tục cam kết hành động ngăn ngừa các vấn đề có ảnh hưởng và gây nguy cơ trực tiếp đến an toàn cho người đi bộ như lái xe quá tốc độ, hay uống rượu, bia khi lái xe....
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cho biết: Nhằm hưởng ứng tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu lần thứ 2, Chính phủ Việt Nam và cụ thể là Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng cường an toàn cho người tham gia giao thông dễ bị tổn thương, trong đó có người đi bộ.
Các hoạt động tại Việt Nam hướng vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông cho người đi bộ; cảnh báo các nguy cơ gây tai nạn giao thông cho người đi bộ và biện pháp phòng tránh tai nạn khi đi bộ; kêu gọi người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ chủ động giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ; tạo các điều kiện tốt nhất về hạ tầng giao thông để bảo đảm an toàn cho người đi bộ. Các hoạt động được triển khai đồng loạt tại 63 tỉnh, thành phố từ ngày 6 đến 12-5-2013.
Trong đó, tập trung vào một số hoạt động cụ thể như: tổ chức chiến dịch truyền thông về an toàn cho người đi bộ; hướng dẫn người đi bộ sang đường đúng quy định tại một số cầu vượt, nút giao ở Hà Nội với sự hỗ trợ của Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông; tổ chức đi bộ hưởng ứng tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên...
Phát biểu tại buổi họp báo bà Gayle Di Pietro, Giám đốc Dự án RS10 của GRSP cho biết: An toàn khi đi bộ là quyền của mọi người. Tuần lễ An toàn Giao thông đường bộ toàn cầu lần thứ hai do Liên hợp quốc phát động là một cơ hội tốt nhằm khích lệ Chính phủ thực hiện các giải pháp an toàn giao thông hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông dễ bị tổn thương như người đi bộ và người đi mô-tô, xe gắn máy./.
Việt Nam chưa có đến 100 Giáo sư Toán học  (06/05/2013)
Bộ Công Thương: Chưa có phương án tăng giá điện  (06/05/2013)
Nhiều địa phương, đơn vị tiến hành tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII  (06/05/2013)
Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí  (06/05/2013)
Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí  (06/05/2013)
Tăng cường kết nối giao thương Việt Nam - Phần Lan  (06/05/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên