Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Quyết định gồm 3 Chương, 10 Điều và quy định rõ về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cơ quan hành chính nhà nước) theo các quy định của pháp luật về báo chí hiện hành; người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Cụ thể, Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính Nhà nước gồm:
1- Người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước
2- Người được người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (Người phát ngôn).
Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của Người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang điện tử của cơ quan hành chính Nhà nước.
3- Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước có thể ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình phát ngôn (Người được ủy quyền phát ngôn) hoặc phối hợp cùng Người phát ngôn để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
Người phát ngôn quy định tại điểm 2 nêu trên nếu đi vắng mà không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo để Người đứng đầu cơ quan hành chính ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Việc ủy quyền phát ngôn được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng cho từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
Khi thực hiện ủy quyền thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của Người được ủy quyền phát ngôn, văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan hành chính Nhà nước trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.
Người phát ngôn, Người được ủy quyền quy định tại điểm 2, 3 nêu trên không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Đặc biệt, quy chế cũng nêu rõ, các cá nhân của cơ quan hành chính Nhà nước được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính Nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin báo chí; không được tiết lộ bí mật điều tra, bí mật công vụ, thông tin sai sự thật; trung thực khi cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước phát luật về nội dung thông tin đã cung cấp.
Cung cấp thông tin 1 tháng/lần về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Theo Quy chế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí theo định kỳ 1 tháng 1 lần về hoạt động và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức họp báo và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm cập nhật thông tin theo các quy định hiện hành để cung cấp kịp thời, chính xác thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí trong cả nước.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình thông qua các hình thức như: Hằng tháng cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan mình; Ít nhất 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí; Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng Thông tin điện tử Chính phủ theo quy định hiện hành.
Trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính Nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại cuộc giao ban hằng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Cung cấp thông tin trong 3 trường hợp đột xuất, bất thường
Quy chế nêu rõ, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong 3 trường hợp đột xuất bất thường:
1- Khi thấy cần thiết phải thông tin trên báo chí về các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính Nhà nước thì Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời hạn chậm nhất là 1 ngày, kể từ khi vụ việc xảy ra.
2- Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý Nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu trên.
3- Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng tải thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ quan mình quản lý, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đăng, phát, phản ánh trung thực nội dung phát ngôn và thông tin do Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn cung cấp, đồng thời phải ghi rõ họ tên Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn.
Trường hợp cơ quan báo chí đăng, phát đúng nội dung thông tin mà Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn cung cấp thì không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đó.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2013 và thay thế Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí./.
Tăng cường kết nối giao thương Việt Nam - Phần Lan  (06/05/2013)
Tăng cường kết nối giao thương Việt Nam - Phần Lan  (06/05/2013)
Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần 7  (06/05/2013)
Liệu kịch bản chiến tranh I-rắc có lặp lại ở Xy-ri?  (06/05/2013)
Chống cúm A/H7N9: Phải kiểm soát chặt biên giới Việt Nam - Trung Quốc  (06/05/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên