Việt Nam - Nhật Bản ký thỏa thuận hợp tác nông nghiệp
Sáng ngày 04-5-2013, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát đã hội đàm với Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản Hi-a-shi Y-ô-shi-ma-sa (Hyashi Yoshimasa) về các vấn đề liên quan tới hợp tác phát triển trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giữa hai nước.
Tại buổi hội đàm, hai Bộ trưởng đánh giá cao những kết quả trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giữa hai nước, đồng thời cho rằng cần thúc đẩy trao đổi, hợp tác hơn nữa nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, bảo đảm an ninh lương thực.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản đã và đang được thúc đẩy mạnh mẽ và mang lại hiệu quả thiết thực cho cả hai bên. Tính đến nay, Nhật Bản đã hỗ trợ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hơn 25 dự án hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ khẩn cấp khoảng 120 triệu USD; 4 dự án vay vốn lớn trong lĩnh vực thủy lợi, lâm nghiệp khoảng 450 triệu USD; góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản Hi-a-shi Y-ô-shi-ma-sa đánh giá, Việt Nam và Nhật Bản đều có tiềm năng và lợi thế riêng để có thể thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp. Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, có nền nông nghiệp hiện đại và có nhiều lợi thế trong áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, nông nghiệp Nhật Bản mới chỉ đáp ứng được trên 45% nhu cầu tiêu dùng trong nước và hằng năm vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Đây được coi là lợi thế của Việt Nam để mở rộng xuất khẩu hàng hóa nông sản vào Nhật Bản. Tuy nhiên, Việt Nam cần quan tâm đến đổi mới công nghệ, quản lý chặt các khâu trong quá trình sản xuất, tuân thủ các quy trình sản xuất an toàn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Về chủ trương hợp tác trong thời gian tới, Việt Nam mong muốn hợp tác nông nghiệp áp dụng công nghệ cao của Nhật Bản trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, kiểm dịch động vật, quản lý thủy lợi nhằm hướng tới tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra các nước khác. Hiện hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản trong lĩnh vực thủy sản chưa nhiều nên hai bên cần tiếp tục thúc đẩy trong thời gian tới.
Một số nội dung chính mà Việt Nam đề xuất tăng cường hợp tác với Nhật Bản như: Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp, tạo sinh kế cho người dân sống dựa vào rừng; Đẩy mạnh việc xây dựng các dự án đầu tư thông qua sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Nhật Bản trong lĩnh vực thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn mới; Đề nghị Nhật Bản hỗ trợ tiếp cận thị trường và hệ thống phân phối hàng nông sản; Hỗ trợ ODA cho ngành thủy sản để góp phần thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020;…
Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát và Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản Hi-a-shi Y-ô-shi-ma-sa đã ký kết Bản thỏa thuận hợp tác nông nghiệp giữa hai Bộ. Các hoạt động của hợp tác này bao gồm: Tăng sản xuất nông nghiệp và năng suất (thủy lợi, máy móc nông nghiệp, kỹ thuật canh tác, bảo tồn nguồn gen); Thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp (nông nghiệp thân thiện với môi trường, thú y, chế biến thực phẩm); Thúc đẩy phát triển nông thôn; Tăng cường năng lực tổ chức sản xuất cho nông dân; Thúc đẩy quản lý rừng bền vững; Thúc đẩy ngành thủy sản phát triển bền vững và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển./.
Hà Nội: minh bạch, công khai tài chính về đất đai  (04/05/2013)
Lào mít-tinh trọng thể chào mừng Ngày giải phóng Sầm Nưa  (04/05/2013)
OECD: Giảm tệ quan liêu đem lại hàng chục tỷ USD cho thế giới  (04/05/2013)
Vai trò hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh trong chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 - 5 năm 1953)  (04/05/2013)
Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp giảm kỷ lục "kéo" chỉ số chứng khoán tăng lên  (04/05/2013)
Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp giảm kỷ lục "kéo" chỉ số chứng khoán tăng lên  (04/05/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên