ASEAN tăng cường năng lực ứng phó rủi ro thiên tai
Tham dự Diễn đàn diễn ra trong 4 ngày này có các chuyên gia quản lý rủi ro và cảnh báo sớm thiên tai của các nước thành viên ASEAN, các nhóm xã hội dân sự, các học giả, các nhà khoa học, cộng đồng nghiên cứu trong khu vực, các đối tác đến từ châu Âu, Ôxtrâylia và Mỹ và đại diện 3 cơ quan ngành của ASEAN gồm ACDM, Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN (COST), Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN).
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Xupon Ratananakin (Suporn Ratananakin), quan chức cấp cao Tổng cục Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai (DDPM) của Thái Lan, đại diện cho Chủ tịch ACDM nhấn mạnh Diễn đàn là một cơ hội hiếm hoi để ASEAN trao đổi, thảo luận về các biện pháp kết nối khoa học và thực tiễn, nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp giữa hai cộng đồng gồm các nhà quản lý và các nhà khoa học trong lĩnh vực này để nâng cao hiệu quả ứng phó, giảm thiểu thiệt hại và trụ vững trước rủi ro thiên tai.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn đã tập trung trao đổi và thảo luận các vấn đề thiết thực như phát triển một khuôn khổ đối thoại giữa quản lý rủi ro thiên tai và cộng đồng khoa học trong ASEAN, thông tin về rủi ro trên cơ sở khoa học, trách nhiệm trong quản lý rủi ro thiên tai, và tìm hiểu về các công cụ đánh giá rủi ro như Tiếp cận toàn diện đánh giá xác xuất rủi ro (CAPRA), Đánh giá các kịch bản động đất ở Inđônêxia (InaSAFE), Phần mềm mã nguồn mở đánh giá rủi ro thiên tai và các mối nguy hiểm địa chấn.
Trong khuôn khổ Diễn đàn đã diễn ra cuộc họp không chính thức của Nhóm công tác ACDM về giám sát, đánh giá rủi ro và cảnh báo sớm thiên tai nhằm xác định các lĩnh vực hợp tác cụ thể, tăng cường liên kết và nâng cao trách nhiệm của 3 cơ quan ngành của ASEAN gồm ACDM, AUN và COST.
Diễn đàn trên được tổ chức với sự hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN, Trung tâm điều phối hỗ trợ nhân đạo ASEAN (Trung tâm AHA), Hợp tác kỹ thuật ASEAN - UNISDR (Cơ quan chiến lược Liên hợp quốc về cắt giảm thảm họa thiên tai), Hợp tác ASEAN - Ôxtrâylia, Trung tâm Hỗ trợ Ôxtrâylia (AuIAD), Mô hình động đất toàn cầu (GEM), Chương trình nhân đạo tương lai (HFP), Hội đồng Nghiên cứu và Môi trường Tự nhiên Anh (NERC) và Đại học hoàng gia Luân Đôn./.
Nhìn lại việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc  (27/03/2013)
Cuộc chiến chưa có hồi kết ở I-rắc  (27/03/2013)
Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay hữu ý?  (27/03/2013)
Huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng Hiến pháp  (26/03/2013)
Huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng Hiến pháp  (26/03/2013)
Cái gạch ngang  (26/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên