Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhất trí gia hạn Nghị định thư Kyôtô: Thành công nhỏ nhưng ý nghĩa lớn
06:26, ngày 10-12-2012
Sau gần hai tuần tranh luận gay gắt, ngày 8-12, Hội nghị lần thứ 18 Công ước Khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP-18) đã bế mạc tại thủ đô Đôha (Doha) của Cata với cam kết gia hạn Nghị định thư Kyôtô đến năm 2020. Theo nhận định của các nhà quan sát, thắng lợi này tuy nhỏ nhưng được xem là có tính biểu tượng cho nỗ lực của thế giới về chống biến đối khí hậu.
Tại hội nghị, các đại diện của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), Ôxtrâylia và Thụy Sỹ cùng 8 nước công nghiệp khác trên thế giới đã ký thỏa thuận gia hạn Nghị định thư Kyôtô từ ngày 1-1-2013 đến năm 2020, trong khi chờ một thỏa thuận quốc tế mới về cắt giảm khí thải nhà kính, còn được gọi là Nghị định thư "hậu Kyôtô". Kết quả này của Hội nghị được xem là một bước đi quan trọng tiến tới một thỏa thuận quốc tế mới của LHQ, dự kiến sẽ được thông qua vào năm 2015 để có thể có hiệu lực vào năm 2020 khi thời hạn kéo dài của Nghị định thư Kyôtô kết thúc. Hoan nghênh thỏa thuận này, Tổng thư ký LHQ Ban ki Mun (Ban Ki-moon) đánh giá đây là bước tiến quan trọng đầu tiên, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng thế giới còn rất nhiều việc phải làm.
Về vấn đề hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo để đối phó với tình trạng Trái Đất ấm lên và chuyển đổi sang nền kinh tế sử dụng nhiều năng lượng tái sinh, thân thiện với môi trường, các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan và Đan Mạch cam kết tiếp tục tài trợ cho các nước nghèo, song không nêu cụ thể số tiền với lý do "đang gặp khó khăn về tài chính". Các nước đang phát triển cho rằng họ cần thêm ít nhất 60 tỷ USD từ nay đến năm 2015 để đối phó với hạn hán, lũ lụt, bão và nước biển dâng. Trước đó, các nền kinh tế phát triển đã cam kết hỗ trợ 100 tỷ USD/năm từ nay đến năm 2020 - tăng mạnh so với khoản viện trợ 30 tỷ USD giai đoạn 2010 - 2012.
Nhóm họp từ ngày 26-11 tại thủ đô Đôha, Hội nghị COP-18 quy tụ các đại diện của hơn 190 nước trên thế giới với nhiệm vụ mang tính sống còn là chặn đà ảnh hưởng của biến đối khí hậu, khi mà tác động tiêu cực của tình trạng này đã trở nên nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia.
Nghị định thư Kyôtô sẽ hết hạn vào cuối năm, là hiệp ước duy nhất hiện nay có tính ràng buộc pháp lý về hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân chính làm tăng nhiệt độ Trái Đất. Nghị định thư được công bố năm 1997 tại một hội nghị quốc tế về chống biến đổi khí hậu, họp tại cố đô Kyôtô của Nhật Bản. Nghị định thư chính thức có hiệu lực ngày 16-2-2005, quy định đến năm 2012 các nước công nghiệp phát triển phải giảm lượng khí thải nhà kính trung bình đi 7 - 8% so với lượng khí thải năm 1990./.
Về vấn đề hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo để đối phó với tình trạng Trái Đất ấm lên và chuyển đổi sang nền kinh tế sử dụng nhiều năng lượng tái sinh, thân thiện với môi trường, các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan và Đan Mạch cam kết tiếp tục tài trợ cho các nước nghèo, song không nêu cụ thể số tiền với lý do "đang gặp khó khăn về tài chính". Các nước đang phát triển cho rằng họ cần thêm ít nhất 60 tỷ USD từ nay đến năm 2015 để đối phó với hạn hán, lũ lụt, bão và nước biển dâng. Trước đó, các nền kinh tế phát triển đã cam kết hỗ trợ 100 tỷ USD/năm từ nay đến năm 2020 - tăng mạnh so với khoản viện trợ 30 tỷ USD giai đoạn 2010 - 2012.
Nhóm họp từ ngày 26-11 tại thủ đô Đôha, Hội nghị COP-18 quy tụ các đại diện của hơn 190 nước trên thế giới với nhiệm vụ mang tính sống còn là chặn đà ảnh hưởng của biến đối khí hậu, khi mà tác động tiêu cực của tình trạng này đã trở nên nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia.
Nghị định thư Kyôtô sẽ hết hạn vào cuối năm, là hiệp ước duy nhất hiện nay có tính ràng buộc pháp lý về hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân chính làm tăng nhiệt độ Trái Đất. Nghị định thư được công bố năm 1997 tại một hội nghị quốc tế về chống biến đổi khí hậu, họp tại cố đô Kyôtô của Nhật Bản. Nghị định thư chính thức có hiệu lực ngày 16-2-2005, quy định đến năm 2012 các nước công nghiệp phát triển phải giảm lượng khí thải nhà kính trung bình đi 7 - 8% so với lượng khí thải năm 1990./.
Tổng thống Ai Cập hủy Tuyên bố Hiến pháp 22-11  (10/12/2012)
Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt khẳng định vị thế  (10/12/2012)
NATO triển khai 6 khẩu đội Patriot tại Thổ Nhĩ Kỳ  (10/12/2012)
Chủ tịch nước thăm công trình thủy điện Lai Châu  (09/12/2012)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nguyên  (08/12/2012)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2012  (08/12/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên