Tổng thống Ai Cập hủy Tuyên bố Hiến pháp 22-11
06:22, ngày 10-12-2012
Truyền hình Ai Cập sáng 9-12 đưa tin cuộc trưng cầu dân ý vẫn diễn ra theo kế hoạch và người dân Ai Cập sẽ đi bỏ phiếu để lựa chọn giữa việc ủng hộ Tuyên bố Hiến pháp mới hoặc thành lập một Hội đồng Lập hiến mới.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 8-12, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã ban hành Tuyên bố Hiến pháp mới và điều khoản đầu tiên trong đó là hủy Tuyên bố Hiến pháp ban hành ngày 22-11 vừa qua.
Thủ tướng Ai Cập Hisham Qandil cho biết cuộc trưng cầu ý dân vẫn diễn ra theo kế hoạch vào ngày 15-12 tới.
Phát biểu trên một chương trình truyền hình tối cùng ngày, Thủ tướng Hisham Qandil còn cho biết ông Morsi chấp thuận đề xuất của các lực lượng chính trị về việc thành lập một Ủy ban sửa đổi Tuyên bố Hiến pháp, bao gồm cựu ứng cử viên tổng thống của phe Hồi giáo Selim Al-Awa, Lãnh đạo đảng Hồi giáo Al-Wasat Mohamed Mahsoob, Chủ tịch đảng Tương lai Cách mạng Ayman Nour, chuyên gia hiến pháp Tharwat Badawi, giáo sư luật Ahmed Kamal Aboulmajd và thành viên của Hội đồng Lập hiến Gamal Gibril.
Theo ông Qandil, Tổng thống Morsi ban hành Tuyên bố Hiến pháp mới nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Giới quân sự Ai Cập cùng ngày đã cảnh báo ông Morsi và phe đối lập phải tiến hành đối thoại, nếu không quân đội sẽ thực hiện các biện pháp ngăn chặn "thảm họa" bất đồng giữa hai bên đang khiến tình hình đất nước xấu đi. Đây là động thái đầu tiên của quân đội Ai Cập kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình phản đối Tuyên bố Hiến pháp của Morsi trong hai tuần qua.
Trước đó, chiều cùng ngày, hơn 40 đại diện các lực lượng chính trị và chuyên gia pháp lý Ai Cập đã tham gia cuộc “đối thoại dân tộc” kéo dài gần 9 giờ đồng hồ, theo lời kêu gọi của Tổng thống Morsi. Tuy nhiên, phần lớn các lực lượng chính trị đối lập đã tẩy chay cuộc đối thoại này trong khi đám đông người biểu tình đối lập vẫn tiếp tục tập trung trước Phủ Tổng thống.
Mặt trận Cứu quốc, với nòng cốt là các nhà lãnh đạo đối lập nổi bật như các cựu ứng cử viên Tổng thống Mohamed ElBaradei, Hamdeen Sabbahi đã không tham dự cuộc họp này.
Ai Cập ngày càng lún sâu vào khủng hoảng sau khi ông Morsi ngày 22-11 vừa qua ra sắc lệnh Tuyên bố Hiến pháp. Hàng loạt các cuộc biểu tình bạo động đã làm rung chuyển đất nước Ai Cập trong hai tuần qua.
Bất chấp việc hủy bỏ Tuyên bố Hiến pháp này, những tác động của nó trên đường phố Cairo vẫn chưa chấm dứt. Đụng độ liên tục xảy ra khiến 7 người thiệt mạng và hơn 640 người bị thương trong tuần qua.
Tối 8-12, trước dinh thự của ông Morsi tại tỉnh Sharqiya, những người biểu tình đã dùng gạch đá và bom xăng tấn công cảnh sát, làm 7 người bị thương, trong đó có 6 cảnh sát, buộc cảnh sát phải tăng cường lực lượng, điều động xe bọc thép và bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông.
Người phát ngôn Bộ Y tế Ai Cập Ahmed Omar cho biết đụng độ trong cuộc biểu tình ngày 7-12 vừa qua đã làm 110 người bị thương./.
Thủ tướng Ai Cập Hisham Qandil cho biết cuộc trưng cầu ý dân vẫn diễn ra theo kế hoạch vào ngày 15-12 tới.
Phát biểu trên một chương trình truyền hình tối cùng ngày, Thủ tướng Hisham Qandil còn cho biết ông Morsi chấp thuận đề xuất của các lực lượng chính trị về việc thành lập một Ủy ban sửa đổi Tuyên bố Hiến pháp, bao gồm cựu ứng cử viên tổng thống của phe Hồi giáo Selim Al-Awa, Lãnh đạo đảng Hồi giáo Al-Wasat Mohamed Mahsoob, Chủ tịch đảng Tương lai Cách mạng Ayman Nour, chuyên gia hiến pháp Tharwat Badawi, giáo sư luật Ahmed Kamal Aboulmajd và thành viên của Hội đồng Lập hiến Gamal Gibril.
Theo ông Qandil, Tổng thống Morsi ban hành Tuyên bố Hiến pháp mới nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Giới quân sự Ai Cập cùng ngày đã cảnh báo ông Morsi và phe đối lập phải tiến hành đối thoại, nếu không quân đội sẽ thực hiện các biện pháp ngăn chặn "thảm họa" bất đồng giữa hai bên đang khiến tình hình đất nước xấu đi. Đây là động thái đầu tiên của quân đội Ai Cập kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình phản đối Tuyên bố Hiến pháp của Morsi trong hai tuần qua.
Trước đó, chiều cùng ngày, hơn 40 đại diện các lực lượng chính trị và chuyên gia pháp lý Ai Cập đã tham gia cuộc “đối thoại dân tộc” kéo dài gần 9 giờ đồng hồ, theo lời kêu gọi của Tổng thống Morsi. Tuy nhiên, phần lớn các lực lượng chính trị đối lập đã tẩy chay cuộc đối thoại này trong khi đám đông người biểu tình đối lập vẫn tiếp tục tập trung trước Phủ Tổng thống.
Mặt trận Cứu quốc, với nòng cốt là các nhà lãnh đạo đối lập nổi bật như các cựu ứng cử viên Tổng thống Mohamed ElBaradei, Hamdeen Sabbahi đã không tham dự cuộc họp này.
Ai Cập ngày càng lún sâu vào khủng hoảng sau khi ông Morsi ngày 22-11 vừa qua ra sắc lệnh Tuyên bố Hiến pháp. Hàng loạt các cuộc biểu tình bạo động đã làm rung chuyển đất nước Ai Cập trong hai tuần qua.
Bất chấp việc hủy bỏ Tuyên bố Hiến pháp này, những tác động của nó trên đường phố Cairo vẫn chưa chấm dứt. Đụng độ liên tục xảy ra khiến 7 người thiệt mạng và hơn 640 người bị thương trong tuần qua.
Tối 8-12, trước dinh thự của ông Morsi tại tỉnh Sharqiya, những người biểu tình đã dùng gạch đá và bom xăng tấn công cảnh sát, làm 7 người bị thương, trong đó có 6 cảnh sát, buộc cảnh sát phải tăng cường lực lượng, điều động xe bọc thép và bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông.
Người phát ngôn Bộ Y tế Ai Cập Ahmed Omar cho biết đụng độ trong cuộc biểu tình ngày 7-12 vừa qua đã làm 110 người bị thương./.
Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt khẳng định vị thế  (10/12/2012)
NATO triển khai 6 khẩu đội Patriot tại Thổ Nhĩ Kỳ  (10/12/2012)
Chủ tịch nước thăm công trình thủy điện Lai Châu  (09/12/2012)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nguyên  (08/12/2012)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2012  (08/12/2012)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay