Chủ tịch nước thăm công trình thủy điện Lai Châu
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm công trình thủy điện Lai Châu, tặng quà các kỹ sư, công nhân đang thi công công trình, nghe lãnh đạo Ban Quản lý dự án báo cáo tình hình tiến độ xây dựng trong những tháng cuối năm. Với dung tích hồ chứa 1,2 tỷ mét khối nước, công suất 1.200 MW, gồm 3 tổ máy, công trình thủy điện Lai Châu dự kiến hoàn thành vào năm 2016.
Hiện các hạng mục công trình đang được lực lượng gần 5.000 kỹ sư, công nhân các đơn vị EVN, LILAMA thi công khẩn trương. Nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật, ứng dụng nhiều sáng kiến, chỉ trong thời gian ngắn sau khi khởi công, công trình đã cơ bản hoàn thành phần nền móng. 80% hạng mục của công trình được do đội ngũ kỹ sư, công nhân trong nước tự thiết kế, thi công, giảm thiểu chi phí nhập ngoại. Công tác quản lý chất lượng công trình, di dân tái định cư được chủ đầu tư và chính quyền địa phương tập trung thực hiện hiệu quả.
Đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ kỹ sư công trình đã tận tâm, gắng sức thi công trong điều kiện tại nơi xây dựng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, Chủ tịch nước cho rằng, giai đoạn hội nhập và đổi mới của đất nước gắn liền với sự mở rộng và tăng trưởng của nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn. Chủ tịch nước nhấn mạnh việc đầu tư xây dựng các công trình thủy điện trọng điểm, trong đó có thủy điện Lai Châu, nhằm sớm đáp ứng nhu cầu về điện năng cho cả sản xuất và đời sống người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng còn nhiều khó khăn.
Chủ tịch nước căn dặn, thủy điện Lai Châu là công trình thứ ba được thi công trên dòng sông Đà, đội ngũ lao động trên công trường cần tiếp nối truyền thống nỗ lực vượt khó, chủ động, sáng tạo từ các thế hệ đồng nghiệp đi trước đã lập nên kỳ tích trên các công trường thủy điện Hòa Bình, Sơn La, hoàn thành công trình, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ, sớm cung ứng nguồn điện cho lưới điện quốc gia.
Chủ tịch nước cũng đã đến dự lễ khánh thành cụm công trình nhà lưu niệm và trường tiểu học Nguyễn Hữu Thọ tại Bản Giẳng xã Mường Tè, huyện Mường Tè.
Công trình được xây dựng nhằm ghi nhớ công lao của cố luật sư, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ trong năm tháng bị thực dân Pháp bắt quản thúc tại Bản Giẳng, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, vào năm 1950. Trong điều kiện vô cùng khó khăn, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã thể hiện bản lĩnh kiên trung của người chiến sỹ cách mạng, biến nơi lưu đày thành nơi tuyên truyền cách mạng.
Không khuất phục được ý chí người chiến sĩ cách mạng, thực dân Pháp tìm cách mưu hại, nhưng được đồng bào đùm bọc che chở, ông nhiều lần thoát khỏi âm mưu sát hại của kẻ thù, tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Cụm công trình nhà lưu niệm và trường tiểu học Nguyễn Hữu Thọ, được xếp hạng di tích lịch sử, là nơi giáo dục truyền thống với các thế hệ trẻ, có ý nghĩa đặc biệt với Đảng bộ, nhân dân huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Chủ tịch nước bày tỏ xúc động được dự lễ khánh thành công trình nhà lưu niệm và trường tiểu học đúng vào dịp kỷ niệm 16 năm ngày mất cố luật sư. Chủ tịch nước khẳng định, suốt nửa thế kỷ gắn với sự nghiệp cách mạng, với nhân dân, cuộc đời luật sư, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ là tấm gương sáng ngời của một nhân cách cao đẹp, trong sáng, đấu tranh không mệt mỏi và cống hiến trọn đời cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hạnh phúc của nhân dân. Việc xây dựng nhà tưởng niệm - trường tiểu học Nguyễn Hữu Thọ tại Bản Giẳng xã Mường Tè, huyện Mường Tè, nơi luật sư bị lưu đày cách đây 62 năm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và là nơi học tập giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ý chí cách mạng, đào tạo các thế hệ trẻ, con em đồng bào các dân tộc.
Chủ tịch nước đánh giá cao trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lai châu, huyện Mường Tè trong đảm bảo thi công công trình đúng chất lượng, mỹ thuật.
Chủ tịch nước căn dặn và mong muốn cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Lai Châu, huyện Mường Tè, phát huy truyền thống đoàn kết và những thành tựu đạt được trong những năm qua, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền biên giới, làm tốt chính sách dân tộc, xóa đói giảm nghèo, quan tâm chăm lo, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc, để nơi đây thực sự là điểm sáng của vùng Tây Bắc của Tổ quốc.
Với tinh thần đó, nhân dịp chuẩn bị bước sang năm mới, Chủ tịch nước chúc Đảng bộ, chính quyền, cán bộ, chiến sĩ nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu, huyện Mường Tè, xã Mường Tè, bản Giẳng một năm mới an khang, thịnh vượng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, chúc sức khỏe mẹ Việt Nam anh hùng Lý Khờ Pớ, có một con trai duy nhất hy sinh tại chiến trường B. Đây là trường hợp mẹ Việt Nam anh hùng người dân tộc Hà Nhì duy nhất còn sống, đang được các cấp chính quyền đoàn thể chăm sóc tại khu 7, thị trấn Mường Tè.
Tiếp đó, Chủ tịch nước đã tặng quà cho các hộ gia đình chính sách tại bản Phiêng Pá Kéo, xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè.
Chủ tịch nước cũng đã đến dâng hương tại khu di tích đền thờ vua Lê Thái Tổ tại xã Lê Lợi huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Công trình được tỉnh Lai Châu khởi công xây dựng năm 2010 để tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của vị vua sáng nghiệp triều Lê. Tại khu di tích còn lưu giữ tấm bia đá có khắc bài thơ của vua Lê, được khoan cắt từ vách núi Pú Huổi, ngập trong lòng hồ Thủy điện Sơn La./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nguyên  (08/12/2012)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2012  (08/12/2012)
Đồng chí Lê Hồng Anh: Cao Bằng cần tiếp tục phát huy những ưu điểm, sửa chữa kịp thời hạn chế còn tồn tại  (08/12/2012)
Phát lệnh khởi công dự án Nhiệt điện Duyên Hải 3  (08/12/2012)
Hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả đầu tư  (08/12/2012)
Đối thoại chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga lần thứ năm  (08/12/2012)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay