Hội nghị khí hậu tại Đôha vẫn bế tắc sau tuần thảo luận đầu tiên
Hội nghị lần thứ 18 của các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP-18) đã kết thúc tuần họp đầu tiên nhưng không đạt được bất kỳ tiến triển nào đáng kể trong việc xác định tương lai cho Nghị định thư Ky-ô-tô (Kyoto), văn kiện ràng buộc pháp lý duy nhất hiện nay về mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính sẽ chính thức hết hiệu lực vào cuối năm nay.
Trưởng đoàn đàm phán khí hậu của Trung Quốc Tô Vĩ cho biết trong tuần họp đầu tiên, các bên đã nêu rất rõ quan điểm về việc gia hạn Nghị định thư Ky-ô-tô nhưng chưa đạt được đột phá tích cực nào, ngoài việc thảo luận về nghĩa vụ đóng góp tài chính trong phiên họp của Nhóm công tác đặc biệt về Hành động hợp tác dài hạn (LCA). Tuy nhiên, ông Tô Vĩ vẫn bày tỏ tin tưởng các bên sẽ đạt được đồng thuận về một số giải pháp ngăn chặn gia tăng khí thải toàn cầu trong các phiên họp cấp bộ trưởng sẽ diễn ra từ đầu tuần tới.
Hiện tại, các nước phát triển vẫn chần chừ trong việc đưa ra cam kết cắt giảm khí thải mạnh hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo của Nghị định thư Ky-ô-tô, với lý do muốn các nước đang phát triển cũng phải tham gia vào tiến trình này. Liên minh châu Âu (EU) đặt quyết tâm cao nhất với việc giữ cam kết sẽ cắt giảm tối thiểu 20% tổng lượng khí thải vào năm 2020 (so với mức của năm 1990) và sẽ nâng mức cắt giảm này lên 30% cho giai đoạn sau năm 2020. Tuy nhiên, một số quốc gia phát triển khác, trong đó có Ca-na-đa, Nhật Bản và Niu Di-lân, tuyên bố sẽ rút khỏi Nghị định thư sau năm 2012, còn Mỹ kiên quyết không tham gia bất kỳ thỏa thuận cắt giảm khí thải toàn cầu nào nếu không có sự góp mặt của các "ống khói" lớn thuộc khối BASIC gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin và Nam Phi.
Ngoài bất đồng bề nghĩa vụ cắt giảm khí thải, các bên cũng chia rẽ về thời gian xác định giai đoạn II của Nghị định thư. Trong khi EU và nhóm BASIC đề xuất giai đoạn II của Nghị định thư nên kéo dài 8 năm để phù hợp với các mục tiêu đề ra cho năm 2020, thì một số nước khác, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ, muốn giai đoạn này chỉ kéo dài 5 năm nhằm buộc các nước phát triển phải đẩy mạnh hơn nỗ lực cắt giảm khí thải nhà kính.
Một yếu tố khác cũng gây chia rẽ trong tuần thảo luận đầu tiên của COP18 có liên quan tới vấn đề cung cấp hạn ngạch buôn bán khí thải các-bon trong giai đoạn II của Nghị định thư. Nhóm các nước đang phát triển (G77) và Trung Quốc phản đối việc áp dụng hạn ngạch này, nhưng Nga và một số nước châu Âu khác lại ủng hộ, cho rằng điều này sẽ giúp cả hai bên tìm ra lối thoát cho những bế tắc hiện nay. Ngoài ra, nghĩa vụ đóng góp tài chính của các nước phát triển cho các nước đang phát triển trong việc khắc phục hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu cũng là vấn đề còn bỏ ngỏ do các bên chưa đạt được nhất trí về phương thức tính toán, báo cáo và thẩm định lượng khí phát thải cũng như số tiền mà các nước phát triển phải đóng góp cho các nước đang phát triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu./.
Liên hợp quốc kêu gọi đấu tranh chống mọi hình thức nô lệ  (02/12/2012)
Kỷ niệm 50 năm hợp tác lao động Việt Nam - Lào  (02/12/2012)
Cam-pu-chia kỷ niệm 34 năm thành lập Mặt trận Đoàn kết cứu quốc  (02/12/2012)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội  (01/12/2012)
Cần tạo môi trường thuận lợi để hút đầu tư vào Nghệ An  (01/12/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay