Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 12 đến ngày 18-4-2010)
Ngày 12-4-2010, sau 3 ngày làm việc, vòng đàm phán mới của Liên hợp quốc bàn về vấn đề biến đổi khí hậu kết thúc tại Born (Đức). Hội nghị đã thông qua chương trình nghị sự của cuộc đàm phán về khí hậu năm 2010, đạt được thỏa thuận về tổ chức thêm hai hội nghị trước khi diễn ra hội nghị cơ sở đàm phán trong tương lai và Hội nghị cấp cao Can-cun tại Mê-xi-cô vào cuối năm nay. Cùng ngày, Hội nghị nhóm công tác đặc biệt về hành động hợp tác lâu dài "Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu" đã thông qua "Biện pháp tổ chức và làm việc năm 2010". Sau đó, Hội nghị nhóm công tác đặc biệt về "Nghị định thư Ky-ô-tô" cũng thông qua chương trình làm việc liên quan. Hai nhóm công tác quyết định tổ chức thêm 2 hội nghị trong thời gian diễn ra Hội nghị biến đổi khí hậu tại Born vào tháng sáu và Hội nghị Can-cun vào cuối năm. Tại Hội nghị nhóm công tác đặc biệt về Nghị định thư Ky-ô-tô ngày 11-4, một số nước phát triển đã thể hiện quan điểm tiêu cực, thậm chí trực tiếp yêu cầu hủy bỏ Nghị định thư Ky-ô-tô sẽ hết hiệu lực vào năm 2012, làm tổn hại sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên.
2. Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân đầu tiên
Từ ngày 12 đến ngày 13-4-2010, tại Thủ đô Oa-sinh-tơn (Mỹ) đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân với sự tham dự của các nguyên thủ và lãnh đạo cao cấp của gần 50 nước trên thế giới trong nỗ lực tìm kiếm các biện pháp ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Hội nghị diễn ra sau gần 1 tuần hai cường quốc về hạt nhân trên thế giới là Mỹ và Nga, ký kết hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược. Một trong những mục tiêu của Hội nghị là tìm kiếm các giải pháp nhằm tránh việc vũ khí nguy hiểm này rơi vào tay các nhóm khủng bố, và, ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Hiện có khoảng 500 tấn plu-ton và hơn 1.600 tấn u-ra-ni làm giàu trên toàn thế giới có thể đủ để chế tạo hơn 120.000 vũ khí hạt nhân, thế nhưng việc kiểm soát các kho nguyên liệu này vẫn còn rất mong manh. Vấn đề hạt nhân không chỉ còn là của riêng quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Hội nghị đã chọn Hàn Quốc là nước chủ nhà Hội nghị cấp cao an ninh hạt nhân lần thứ hai vào năm 2012.
3. IMF công bố Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới
Ngày 14-4-2010, IMF công bố Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới trong đó nhấn mạnh thất nghiệp cao kéo dài có thể là thách thức chủ chốt trong chính sách mà chính phủ các nước phát triển phải đối mặt khi kinh tế phục hồi. IMF dự báo tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm các nước phát triển sẽ vẫn ở mức cao khoảng 9% cho tới cuối năm 2011. Hơn nữa tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn còn tăng cao ngay cả khi việc làm bắt đầu gia tăng do lực lượng lao động tiếp tục mở rộng. Sau khi nghiên cứu các đợt suy thoái toàn cầu trước đây, IMF cảnh báo Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản phải nỗ lực nhiều hơn để khởi động thị trường việc làm. Khả năng thất nghiệp cao đòi hỏi các nước này phải đưa ra các chính sách mới để tạo việc làm như chính sách trợ cấp tạm thời cho các doanh nghiệp tuyển nhân viên. Cho dù tháng 3-2010, Mỹ đã tạo được 162.000 việc làm mới, mức cao nhất trong ba năm trở lại đây, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao: 9,7%. Kể từ khi kinh tế bắt đầu suy thoái vào tháng 12-2007, khoảng 8 triệu người tại Mỹ đã mất việc làm và hiện khoảng 15 triệu người vẫn bị thất nghiệp. Tình hình ở châu Âu chưa có gì sáng sủa hơn, trong quý 4 năm ngoái Tây Ban Nha thông báo tỷ lệ thất nghiệp trong nước đứng ở mức 18,83%.
4. Lại xảy ra động đất mạnh ở nhiều nơi trên thế giới
Ngày 14-4-2010, Cơ quan Giám sát địa chấn Trung Quốc cho biết, lúc 7h49’ (giờ địa phương), trận động đất kinh hoàng 7,1 độ rích-te, tâm chấn nằm ở độ sâu 33 km dưới lòng đất, xảy ra tại huyện Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải đã làm 1.339 người thiệt mạng, hơn 11.850 người bị thương và 332 người mất tích. Trước đó, lúc 5h39’, một trận động đất mạnh 4,7 độ rích-te với tâm chấn sâu khoảng 6km cũng đã làm rung chuyển khu vực này. Trước đó, rạng sáng 12-4, trận động đất mạnh 6,2 độ rích-te đã xảy ra tại miền Nam Tây Ban Nha. Cùng lúc, ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, Chi-lê tiếp tục phải hứng chịu một trận động đất mạnh 5,0 độ rích-te với tâm chấn nằm sâu 35km, cách thủ phủ Talca của tỉnh Maule khoảng 92km về phía Bắc. Theo các chuyên gia, đây là dư chấn của trận động đất kinh hoàng mạnh 8,8 độ rích-te cuối tháng hai vừa qua. Sau thảm họa này, Chi-lê đã phải hứng chịu khoảng 480 dư chấn với các cường độ khác nhau. Cùng rạng sáng 12-4, tại khu vực biên giới Mê-xi-cô (Mỹ) cũng ghi nhận ít nhất ba dư chấn với cường độ từ 4,4 - 4,6 độ rích-te sau thảm họa động đất ngày 5-4, khiến hàng chục nghìn người mất nhà cửa.
5. Hội nghị Thượng đỉnh các nước BRIC lần thứ hai
Ngày 16-4-2010, theo giờ Việt Nam, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai giữa lãnh đạo các nước BRIC gồm: Bra-xin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc chính thức khai mạc tại thủ đô Bra-xi-li-a (Brasilia) của Bra-xin. Trong Thông cáo được Hội nghị thông qua sau khi kết thúc đã nhấn mạnh, nhóm BRIC sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các nước thành viên trên trường quốc tế, cam kết đồng thời hối thúc tất cả các quốc gia chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ thương mại và đấu tranh với những hạn chế được che đậy trong thương mại, cần thiết phải duy trì tính ổn định của các đồng tiền chủ chốt, được sử dụng làm phương tiện dự trữ của thế giới, đề cao tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa chúng với sự bền vững trong các chính sách tài chính hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế vững chắc, dài hạn và cân bằng. Các nước BRIC cũng đồng thời kêu gọi cải tổ hệ thống tài chính thế giới.
6. EU và IMF thảo luận điều kiện cứu trợ Hy Lạp
Ngày 16-4-2010, người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng ơ-rô Gin Clau-đơ Giăn-cơ (Jean-Claude Juncker) cho biết tất cả 15 nước sử dụng đồng ơ-rô đã đồng ý đóng góp cho gói cứu trợ 30 tỉ ơ-rô (tương đương 41 tỉ đô-la) mà khu vực này dành cho Hy Lạp trong trường hợp nước này chính thức đề nghị trợ giúp về tài chính. Khoản cho vay này sẽ được áp dụng lãi suất 5%, thấp hơn thị trường nhằm đảm bảo không nước đóng góp nào bị thiệt do họ cũng phải huy động vốn. Ông Giăn-cơ cũng đề cập những điều kiện mà Hy Lạp có thể phải đáp ứng để được nhận gói cứu trợ này như tiếp tục cắt giảm ngân sách và tăng thuế; báo cáo về tiến độ thực hiện các yêu cầu cần thiết; đề nghị hỗ trợ phải được Quốc hội và Tòa án chấp thuận. Ông xác nhận chính phủ Hy Lạp không đề nghị được hỗ trợ về tài chính. Trong khi đó, Cơ quan quản lý nợ nhà nước của Hy Lạp cho biết tuần tới, nước này phát hành đợt trái phiếu thời hạn 13 tuần nhằm thu về 1 tỉ rưỡi ơ-rô. Đây là đợt phát hành trái phiếu ngắn hạn thứ hai, kể từ khi gói cứu trợ EU/IMF được công bố ngày 11-4 vừa qua. Hy Lạp cần 11 tỉ ơ-rô trong tháng tới, một phần trong tổng số 54 tỉ ơ-rô mà nước này cần vay mượn trong năm nay để thanh toán lãi trái phiếu đáo hạn và đáp ứng các nhu cầu về ngân sách.
7. Núi lửa làm tê liệt ngành hàng không châu Âu
Ngày 17-4-2010, các cơ quan hàng không quốc tế liên tiếp đưa ra những nhận định rằng sự tê liệt hàng không ở châu Âu hiện nay do tro bụi của núi lủa Eyjafjallajokull tại Ai-len. Theo tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đánh giá mức độ ảnh hưởng tới hành khách và các hãng hàng không sau khi phải hủy nhiều chuyến bay đã tạo ra hậu quả nghiêm trọng. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), đại diện cho 230 hãng hàng không và chiếm 93% hoạt động vận tải thương mại hàng không quốc tế, ước tính việc hoãn các chuyến bay có thể khiến ngành hàng không châu Âu mất khoảng 200 triệu USD mỗi ngày, chưa kể chi phí tăng thêm do phải chuyển hướng các đường bay và chi phí phát sinh của hành khách. Eurocontrol, cơ quan điều phối hoạt động điều hành bay ở 38 nước cho biết, riêng trong ngày 17-4, hơn 18.000 chuyến bay trên không phận châu Âu đã bị hủy và gần 17.000 chuyến bay bị hoãn. Điều này chưa từng xảy ra. Hiệp hội vận tải hàng không Mỹ (ATA) cho biết, 282 trong số 337 chuyến bay (khoảng 84%) của các hãng hàng không Mỹ sang hoặc xuất phát từ châu Âu bị hủy bỏ. Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma Ô-ba-ma cùng Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken cũng phải hủy kế hoạch bay tới Ba Lan để dự lễ tang Tổng thống Lếch Ca-trin-xki vào ngày 18-4./.
*** Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 5 đến ngày 11-4-2010)
Bế mạc phiên họp lần thứ 30, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII  (19/04/2010)
Xây dựng "thế trận biên phòng toàn dân" góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc  (19/04/2010)
Một thập niên nhiều biến động và không ít hy vọng  (19/04/2010)
Ngành tài chính với việc ổn định vĩ mô nền kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng, hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội X đề ra  (19/04/2010)
Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế của Việt Nam  (18/04/2010)
Tuyên bố chung Việt Nam - Argentina  (17/04/2010)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển