Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế của Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 17-4, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức kỳ họp thứ 11, thảo luận hai chủ đề “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hoá trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam”, và, “Những vấn đề lý luận chính trị cần nghiên cứu trong giai đoạn 2011 - 2015". Đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì Hội thảo.
Trong phát biểu đề dẫn, đồng chí Tô Huy Rứa nhấn mạnh: Phát triển văn hóa trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đặt ra rất nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết. Đồng chí đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đối với đời sống văn hoá nước ta thời gian qua; những vấn đề mới đặt ra về lý luận và thực tiễn...
Tập trung phân tích những mặt tích cực, tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các đại biểu tham dự đã nhấn mạnh sự cần thiết phải gắn kết chặt chẽ giữa chính sách văn hóa trong kinh tế và chính sách kinh tế trong văn hóa để tạo nên sự phát triển hài hòa giữa văn hóa với kinh tế. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đời sống văn hóa ở nước ta sẽ càng diễn ra sôi động, đa dạng và phức tạp, do vậy, việc xây dựng thể chế văn hóa để bảo đảm phát huy vai trò của chính trị đối với phát triển văn hóa là vấn đề hết sức quan trọng. Xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa phải vừa bảo đảm được định hướng chính trị đúng đắn, vừa phát huy tự do, dân chủ rộng rãi trong xã hội... Đồng thời, cần gắn kết chặt chẽ phát triển văn hóa với công tác xây dựng Đảng, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, xây dựng môi trường văn hóa trong tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội...
Các đại biểu đề xuất những giải pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, tiếp xúc và đối thoại văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa, để văn hóa dân tộc góp phần vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Việc đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; xây dựng văn hóa trong Đảng, trong hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, đoàn kết và đảm bảo sự đồng thuận xã hội là những nội dung được các đại biểu quan tâm thảo luận.
Tại kỳ họp này, Hội đồng Lý luận Trung ương cũng đã thảo luận về định hướng nghiên cứu khoa học về lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015./.
Tuyên bố chung Việt Nam - Argentina  (17/04/2010)
Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Ác-hen-ti-na  (17/04/2010)
Chuyến thăm A-rập Xê-út, Tuy-ni-di và An-giê-ri của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mở ra triển vọng hợp tác mới  (17/04/2010)
BRIC: tăng cường hợp tác, ổn định nền kinh tế  (17/04/2010)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu thăm chính thức Ác-hen-ti-na  (17/04/2010)
Nâng cao chất lượng công tác tham mưu tại các cơ quan Đảng Trung ương  (17/04/2010)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên