BRIC: tăng cường hợp tác, ổn định nền kinh tế
TCCSĐT - Hội nghị cấp cao chính thức lần thứ hai của lãnh đạo Nhóm 4 nước mới nổi BRIC (gồm Nga, Bra-xin, Trung Quốc và Ấn Độ) được tổ chức tại Thủ đô Bra-xi-li-a của Bra-xin để thảo luận chiến lược hợp tác nhằm ổn định nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới và thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa các thành viên trong khối. Hội nghị đã kết thúc với sự đồng thuận, nhất trí cao của các nước này trong việc kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên mọi hình thức.
Trong Thông cáo được Hội nghị thông qua sau khi kết thúc đã nhấn mạnh, nhóm BRIC sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các nước thành viên trên trường quốc tế, cam kết đồng thời hối thúc tất cả các quốc gia chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ thương mại và đấu tranh với những hạn chế được che đậy trong thương mại, cần thiết phải duy trì tính ổn định của các đồng tiền chủ chốt, được sử dụng làm phương tiện dự trữ của thế giới, đề cao tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa chúng với sự bền vững trong các chính sách tài chính hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế vững chắc, dài hạn và cân bằng. Các nước BRIC cũng đồng thời kêu gọi cải tổ hệ thống tài chính thế giới.
Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép cho biết, các nước trong nhóm BRIC thống nhất ý kiến trong cách tiếp cận đối với việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Nga quan tâm đến việc phát triển sự hợp tác trong khuôn khổ 4 nước BRIC, bởi sự hợp tác đó giúp giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, mà một trong số đó là khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, củng cố hệ thống tài chính quốc tế, thiết lập một hệ thống quốc tế dân chủ và công bằng hơn nữa. Tại một cuộc họp báo sau khi Hội nghị kết thúc, Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép khẳng định, BRIC đang phát triển một cách đầy đủ và điều đó không chỉ giúp liên kết sức mạnh của các thành viên trong nhóm mà còn cho phép đưa ra một loạt các quyết định cụ thể. Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào về nước sớm hơn so với kế hoạch, ngay sau khi dự Hội nghị, để giải quyết các vấn đề do trận động đất mạnh 7,1 độ rich-te xảy ra hôm 14-4 tại tỉnh Thanh Hải, nhưng trong chương trình nghị sự, lãnh đạo của 4 nước thành viên BRIC đã thảo luận nhiều vấn đề kinh tế, chính trị...
Tại Hội nghị lần này, các ngân hàng thương mại của bốn nước BRIC đã ký kết một thỏa thuận nhằm tăng cường cơ hội đầu tư giữa các bên. Ngân hàng nhà nước Vnesheconombank của Nga, Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng phát triển Bra-xin BNDES và Ngân hàng xuất nhập khẩu của Ấn Độ đã ký kết một bản ghi nhớ về hợp tác trong một loạt những dự án.
Cuộc gặp tiếp theo của nhóm BRIC sẽ diễn ra vào năm 2011 tại Trung Quốc.
*** Cũng trong dịp này, tại Thủ đô Bra-xi-li-a của Bra-xin đã diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ tư giữa ba nước: Bra-xin, Ấn Ðộ và Nam Phi (IBSA). Hội nghị đã tập trung thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, các vấn đề liên quan đến Nhóm G-20 và sự biến đổi khí hậu trên thế giới, việc tăng cường đối thoại chính trị, hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các quốc gia mới nổi cũng như vai trò, vị trí của ba nước này trong việc phối hợp giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng hiện nay. Các nhà lãnh đạo ba nước kêu gọi cải cách Liên hợp quốc nhằm làm cho tổ chức đa phương lớn nhất thế giới trở nên phù hợp hơn với những ưu tiên của các nước đang phát triển. Nhân dịp này, ba nước đã ký kết một loạt hiệp định và thỏa thuận hợp tác tay ba về khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, sở hữu trí tuệ và phát triển năng lượng sạch./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu thăm chính thức Ác-hen-ti-na  (17/04/2010)
Nâng cao chất lượng công tác tham mưu tại các cơ quan Đảng Trung ương  (17/04/2010)
Chiến tranh Việt Nam, nhìn từ nước Mỹ  (17/04/2010)
Một số vấn đề đang đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ  (17/04/2010)
Hội thảo khoa học “Di sản Lê-nin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”  (16/04/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 111 (16-4-2010)  (16/04/2010)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển