Xây dựng "thế trận biên phòng toàn dân" góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc
TCCS - Cách đây 51 năm, ngày 3-3-1959, lực lượng Công an Nhân dân vũ trang, nay là Bộ đội Biên phòng được thành lập. Phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó máu thịt với nhân dân, trong những năm qua, với nỗ lực xây dựng thế trận "Biên phòng toàn dân", lực lượng Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới Tây Nam đã làm tốt công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Biên tập viên Tạp chí Cộng sản có cuộc phỏng vấn một số cán bộ, chỉ huy Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới Tây Nam chung quanh vấn đề trên.
1. Muốn "thế trận biên phòng toàn dân" vững chắc, phải làm tốt công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới - Đại tá Lê Văn Thạo, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng
Theo tinh thần Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ, Kết luận số 165 của Bộ Chính trị và sự chỉ đạo chặt chẽ, toàn diện của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất của các tỉnh, thành ủy, huyện ủy về xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở khu vực biên giới, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng ra Nghị quyết chuyên đề và xây dựng đề án "Bộ đội biên phòng tham gia các chương trình văn hóa - xã hội ở các xã, phường biên giới, hải đảo" nhằm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí cho đồng bào; củng cố quốc phòng - an ninh vững mạnh ở khu vực biên giới, biển đảo.
Để giúp các xã biên giới củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đến cuối năm 2009, có 427 cán bộ, tăng cường tại 29 tỉnh, thành phố có biên giới trên cả nước. Trong đó, có 226 đồng chí tham gia cấp ủy, chính quyền xã, với các chức danh bí thư, phó bí thư Đảng ủy xã; phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, phó trưởng Công an xã, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân... và nhiều cương vị khác trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Đặc biệt, số cán bộ Bộ đội Biên phòng tăng cường các tỉnh biên giới Tây Nam giữ chức danh là bí thư, phó bí thư Đảng ủy xã chiếm tỷ lệ khá cao. Thực hiện chương trình "Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo", đến nay, 10 tỉnh biên giới tuyến Việt Nam - Cam-pu-chia đã hoàn thành 806 căn nhà (vượt chỉ tiêu 566 căn). Nhờ làm tốt công tác củng cố hệ thống chính trị, vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể quần chúng được nâng lên rõ rệt, mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ở các xã biên giới Tây Nam được củng cố ngày càng chặt chẽ hơn.
2. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên cương của Tổ quốc - Ông Huỳnh Văn Gành, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Giang Thành, tỉnh Kiên Giang
Giang Thành là huyện biên giới của tỉnh Kiên Giang mới thành lập năm 2009. Đảng bộ huyện đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng "thế trận biên phòng toàn dân" là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần củng cố hệ thống chính trị ở các xã, ấp. Do vậy, sau khi công bố quyết định thành lập huyện, Huyện ủy đã nhanh chóng củng cố, ổn định hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng.
Hiện nay, Đảng bộ huyện có 26 chi, đảng bộ trực thuộc, với 538 đảng viên đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các cấp ủy trong huyện đã chủ động phối hợp với các đồn biên phòng tham gia củng cố 9 chi bộ ấp, phát triển thêm 36 đảng viên là thanh niên nông thôn; lắp dựng được 699 căn nhà trên 9 cụm tuyến dân cư vượt lũ, vận động 511 hộ vào ở; xây 42 căn nhà cho đồng bào nghèo biên giới, xóa đói giảm nghèo cho 234 hộ, giảm số hộ nghèo còn 10,49%, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, với Bộ đội Biên phòng.
Để xây dựng "thế trận biên phòng toàn dân", góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền trên tuyến 42,8 km biên giới thuộc huyện Giang Thành, chúng tôi mong Chính phủ quan tâm hơn nữa việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Cụ thể là, sớm xây dựng tuyến đường tuần tra biên giới, xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ, kết hợp với bố trí lại dân. Xây dựng các công trình kinh tế quốc phòng phục vụ dân sinh như hệ thống viễn thông, trường học, trạm xá, nhà đại đoàn kết,... Qua thực tiễn công tác của một huyện biên giới, có thể khẳng định rằng: Phải tập trung nâng cao đời sống nhân dân vùng biên, ổn định hệ thống chính trị thì mới bảo đảm vững chắc "thế trận biên phòng toàn dân" trong "thế trận chiến tranh nhân dân".
3. Củng cố hệ thống chính trị, xây dựng "thế trận biên phòng toàn dân" là nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Tổ quốc - Đại tá Đỗ Minh Hảo, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk
Với chức năng, nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới, quán triệt sâu sắc quan điểm xây dựng "thế trận biên phòng toàn dân" của Đảng, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk nhận thức sâu sắc rằng: muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải dựa vào nhân dân và hệ thống chính trị từ tỉnh đến các xã biên giới.
Với tinh thần đó, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk xác định: Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở các xã biên giới vững mạnh toàn diện là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của toàn lực lượng, nhất là các đồn biên phòng. Với phương châm vừa làm vừa tham mưu tốt, vừa cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra chủ trương, giải pháp và triển khai thực hiện từng bước xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, nhất là các tổ chức đảng, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể quần chúng ở các xã biên giới. Đảng ủy Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với các huyện ủy, đảng ủy cử 22 sỹ quan được đào tạo cơ bản, có năng lực và kinh nghiệm, trong đó có nhiều đồng chí là người dân tộc ở địa phương trực tiếp công tác ở các xã đặc biệt khó khăn; trong đó có 15 đồng chí được bầu vào các vị trí chủ chốt như phó bí thư Đảng ủy, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã, trưởng, phó công an, xã đội. Năm 2009, củng cố 2 đảng bộ, 19 ban tự quản thôn bản, 12 chi đoàn, 1 đoàn xã, 1 ban công an xã, 33 tổ an ninh, củng cố 15 chi hội phụ nữ, 7 chi hội nông dân, 1 trung đội dân quân thường trực; tách 2 chi bộ, bồi dưỡng và giới thiệu 27 quần chúng ưu tú cho các cấp ủy kết nạp vào Đảng, xóa 9 thôn, bản không có đảng viên. Đồng thời, Bộ đội Biên phòng Đăk Lăk xây dựng 83 căn nhà, 3 phòng học, 3 giếng nước khoan và 1 trạm quân - dân y kết hợp, cho nhân dân các xã biên giới.
4. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong xây dựng "thế trận biên phòng toàn dân" đã góp phần củng cố cơ sở chính trị ở các xã biên giới - Tiến sĩ Hồ Việt Hiệp, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tri Tôn, tỉnh An Giang
Với khẩu hiệu hành động "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", toàn thể cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần củng cố lòng tin của người dân vùng biên với Đảng. Biểu hiện rõ nét nhất về xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội vùng biên giới, gắn với xây dựng" thế trận biên phòng toàn dân" chính là hình ảnh "Người thầy giáo mang quân hàm xanh", "Người thầy thuốc quân hàm xanh", "Người chiến sĩ văn hóa quân hàm xanh" đã chiếm được lòng tin yêu, quý mến của nhân dân các xã biên giới, bằng các việc làm cụ thể như: phối hợp với ngành giáo dục, tổ chức 12 lớp học tình thương, xóa mù chữ cho 196 em; hỗ trợ bút, vở, bàn ghế, quần áo cho học sinh trị giá hàng chục triệu đồng. Phối hợp với ngành y tế thực hiện chương trình quân - dân y kết hợp, chăm sóc bảo vệ trẻ em, người già, các đối tượng chính sách, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, tặng 11 ngôi nhà cho đồng bào dân tộc nghèo; khám, chữa bệnh miễn phí cho 3.500 lượt nhân dân các xã biên giới.
Huyện ủy Tri Tôn chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phát huy hiệu quả của việc phối hợp với các đồn biên phòng thực hiện nhiệm vụ củng cố hệ thống chính trị như: tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trên địa bàn biên phòng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng; đấu tranh chống âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biên và giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
5. Gắn kết tình quân dân trong "thế trận biên phòng toàn dân" làm điểm tựa vững chắc để bảo vệ chủ quyền biên giới - Trung tá Trần Duy Thụ, Đồn trưởng Biên phòng Cửa khẩu Long Bình, tỉnh An Giang
Đóng quân trên địa bàn biên giới dài 15,3 km (trong đó có 11,3 km biên giới trên sông, thuộc địa phận thị trấn Long Bình, xã Khánh Bình, Khánh An, huyện An Phú), cấp ủy, Chỉ huy Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình nhận thức rõ công tác xây dựng "thế trận biên phòng toàn dân" chỉ phát huy hiệu quả khi kết hợp chặt chẽ với với cấp ủy, chính quyền cơ sở củng cố, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình làm nhiều việc thiết thực, hiệu quả, in đậm nét trong lòng người dân biên giới về hình ảnh "Người chiến sĩ mang quân hàm xanh", như: xây dựng 13 căn nhà "Đại đoàn kết" trong chương trình "Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo"; tham gia 314 ngày công lao động giúp dân sửa chữa 14 ngôi nhà, 5 bè cá; phụng dưỡng suốt đời 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; khám và chữa bệnh miễn phí cho 800 lượt người, tiêm ngừa vac-xin cho 549 trẻ em. Vận động 95 hộ dân có đất gần biên giới không lấn đất của bạn, kịp thời thông báo những di biến động trên biên giới. Phối hợp với cấp ủy 2 xã và 1 thị trấn, củng cố 5 chi bộ, 4 tổ đảng, kết nạp 21 thanh niên vào Đoàn và 5 thanh niên ưu tú vào Đảng. Chính từ những hoạt động gắn kết tình quân dân nơi biên giới, đã củng cố "thế trận biên phòng toàn dân", ổn định hệ thống chính trị, làm cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới. Với những việc làm thiết thực nêu trên, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình 3 năm liền đạt danh hiệu Quyết thắng./.
Một thập niên nhiều biến động và không ít hy vọng  (19/04/2010)
Ngành tài chính với việc ổn định vĩ mô nền kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng, hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội X đề ra  (19/04/2010)
Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế của Việt Nam  (18/04/2010)
Tuyên bố chung Việt Nam - Argentina  (17/04/2010)
Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Ác-hen-ti-na  (17/04/2010)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên