Bế mạc phiên họp lần thứ 30, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII
Sáng 19-4, dưới sự điều khiển của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp lần thứ 30. Trước đó, các Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật thi hành án hình sự và dự thảo Luật trọng tài thương mại.
Về Dự thảo Luật thi hành án hình sự, đa số các ý kiến thống nhất với các nội dung của dự thảo Luật. Phạm vi điều chỉnh của Luật này không chỉ là thi hành án phạt của phạm nhân mà bao gồm cả những biện pháp tư pháp khác như giáo dục tại xã (phường), đưa vào trường giáo dưỡng, bắt buộc chữa bệnh... và các biện pháp này phải do tòa án quyết định. Các đại biểu cũng bàn thảo một số nội dung khác của dự thảo Luật như: Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành án hình sự; Giám sát và kiểm sát việc thi hành án; Quản lý nhà nước về thi hành án hình sựvà Trách nhiệm tổ chức thi hành án hình sự...
Đối với Dự thảo Luật trọng tài thương mại, đa số các đại biểu cho rằng; việc ban hành Luật là cần thiết, nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, Luật phải hướng tới việc mở rộng các hình thức giải quyết tranh chấp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các quan hệ khác và khuyến khích các bên lựa chọn hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc cơ bản là thỏa thuận và hòa giải. Góp ý kiến vào quy định tiêu chuẩn của trọng tài viên, một số đại biểu cho rằng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của trọng tài viên phải được đặc biệt quan tâm. Theo các đại biểu, ngoài tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, ngoại ngữ, trọng tài viên phải có trình độ cử nhân luật trở lên hoặc công tác trong các ngành tư pháp, bảo vệ pháp luật 4 năm trở lên, đã có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về luật để tránh xảy ra sai sót về thủ tục tố tụng trọng tài khi giải quyết tranh chấp, nhất là các tranh chấp về thương mại có yếu tố nước ngoài. Nhiều ý kiến đề nghị quy định Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu cơ quan Tòa án các cấp thực hiện các biện pháp ngăn chặn tạm thời, đồng thời bổ sung những nội dung cụ thể để bảo đảm các biện pháp đó được thực hiện nhanh chóng, kịp thời…
Phát biểu bế mạc Phiên họp lần thứ 30, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan của Quốc hội; các cơ quan soạn thảo Luật tiếp thu, bổ sung, chỉnh lý những nội dung đã được góp ý để trình Quốc hội tại kỳ họp tới. Các dự thảo Luật phải đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật”./.
Xây dựng "thế trận biên phòng toàn dân" góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc  (19/04/2010)
Một thập niên nhiều biến động và không ít hy vọng  (19/04/2010)
Ngành tài chính với việc ổn định vĩ mô nền kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng, hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội X đề ra  (19/04/2010)
Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế của Việt Nam  (18/04/2010)
Tuyên bố chung Việt Nam - Argentina  (17/04/2010)
Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Ác-hen-ti-na  (17/04/2010)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển