Cuộc đua của kẻ tám lạng, người nửa cân
17:18, ngày 25-09-2012
TCCSĐT - Đến nay, sau khi Đại hội Đảng Dân chủ và Đại hội Đảng Cộng hòa đã chính thức đề cử đương kim Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) với Phó Tổng thống Giô Bai-đơn (Joe Binden) và cặp liên danh Mít Rôm-ni (Mítt Romney) với Pôn Ri-ân (Paul Ryan) cùng ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11-2012, giai đoạn chạy đua nước rút quyết liệt vào Nhà Trắng bắt đầu.
Liệu có thể tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở Mỹ?
Sau nhiệm kỳ đầu với bao háo hức và hào khí muốn “thay đổi” và biến “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma chỉ để lại vốn liếng chính trị nghèo nàn cả trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại.
Trong chính sách đối nội, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng không ổn định, lúc hơi nhích lên, lúc lại hạ xuống thất thường. Nếu GDP của Mỹ năm 2010 đạt 3,1%, thì năm 2011 tụt xuống mức 1,5%. Bước sang năm 2012, GDP quý I có lên mức 2% thì sang quý II lại hạ xuống mức 1,7%. Theo dự báo của Hãng xếp hạng tín dụng “Morgan Stanley”, mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ cả năm 2012 có thể đạt 2,2% nhưng sẽ lại trượt dốc xuống ở mức 1,8% trong năm 2013.
Nhưng có lẽ ảm đạm và gây nhức nhối hơn cả cho toàn nước Mỹ là khoản nợ công khổng lồ của nước này đang không ngừng phình to. Đầu tháng 8-2011, sau khi Chính phủ Mỹ công bố nợ công của nước này lên tới 15 nghìn tỷ USD, mức cao kỷ lục trong lịch sử 100 năm qua, Công ty xếp hạng tín dụng “Standard & Poor's” đã hạ mức tín nhiệm tín dụng Mỹ từ 3A (AAA) xuống còn 2A+ (AA+). Sang tháng 9-2012, nợ công của Mỹ vượt mức 16 nghìn tỷ USD, tương đương 104% GDP. Như vậy tính ra, mỗi người dân Mỹ phải gánh khoản nợ hơn 50 nghìn USD/người. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách quốc gia ngày càng trầm trọng. Trong năm tài khóa 2011, ngân sách liên bang Mỹ thâm hụt gần 1.300 tỷ USD. Đây là năm thứ 3 liên tục thâm hụt ngân sách của Mỹ vượt lên trên mức 1 nghìn tỷ USD.
Bức tranh kinh tế ảm đạm của Mỹ sau nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma được phủ thêm lớp màu xám do tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao kỷ lục, mặc dù từ tháng 9-2011, ông chủ Nhà Trắng đã đưa ra chương trình giảm thất nghiệp và kích thích tiêu dùng trị giá 447 tỷ USD, nhờ đó đã giảm tỷ lệ thất nghiệp từ hơn 9% xuống còn 8,3% vào tháng 8-2012. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức cao kỷ lục trong nhiều thập niên vừa qua. Hậu quả là đời sống của người dân Mỹ càng thêm khốn khó. Theo số liệu của Cục dự trữ liên bang Mỹ, chỉ riêng trong quý III năm 2011, tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình ở nước này giảm 4,1%; và cứ 7 người dân Mỹ thì có 1 phải sống phụ thuộc vào tem phiếu trợ cấp thực phẩm. Năm 2011 cũng là năm có tới 48,5% dân số Mỹ phải sống trong các hộ gia đình và phải nhận tối thiểu một dạng trợ cấp nào đó từ Chính phủ.
Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, cuộc khủng hoảng mà nước Mỹ đang trải qua mang tính hệ thống, rất khó thoát ra trong một sớm một chiều. Vì thế, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma cam kết và hứa hẹn, các cử tri Mỹ hãy cho ông thêm một cơ hội nữa và lần này là không phải “thay đổi” nước Mỹ mà là để đưa nước Mỹ “tiến về phía trước” (“Forward”). Đây cũng là khẩu hiệu tranh cử của đương kim Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma.
Liệu ứng viên Mít Rôm-ni có thể đưa ra phép thần?
Trong bài phát biểu chính thức nhận đề cử do Đảng Cộng hòa giới thiệu, ứng viên Mít Rôm-ni đã chỉ trích gay gắt chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma vì đã “không biết điều hành được đất nước” và đưa ra lời hứa sẽ chấn hưng nền kinh tế Mỹ vốn đang gặp nhiều khó khăn để “lấy lại cam kết của nước Mỹ”. Đây rõ ràng là một đòn công kích nhằm vào Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma.
Ông Mít Rôm-ni ủng hộ mô hình “tiểu chính phủ”, một chính sách nhằm nỗ lực thúc đẩy kinh tế với hàng loạt chương trình cắt giảm thuế và nới lỏng quy định quản lý, đồng thời cắt giảm mạnh chi tiêu của liên bang, trong đó có các chương trình an sinh xã hội. Ông cam kết sẽ giúp nước Mỹ có thể tự cung ứng nhu cầu năng lượng, mở rộng thương mại và tạo 12 triệu việc làm thông qua hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước này, phản đối cắt giảm ngân sách cho quốc phòng và từ bỏ Chương trình cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma. Trong khi đó, Đảng Dân vẫn chủ trương cắt giảm ngân sách quốc phòng và một số khoản chi nhằm vực dậy nền tài chính của Mỹ. Đảng Dân chủ vẫn cho rằng, Chính phủ sẽ không cắt giảm chi tiêu của Liên bang dành cho tầng lớp nghèo khó, bao gồm những người có thu nhập thấp và người cao tuổi, đồng thời điều chỉnh khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Chủ trương này của Đảng Dân chủ nhằm thu hút số phiếu từ những người còn do dự cho đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma.
Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma cần đưa ra các chính sách hiệu quả để nhanh chóng cứu vãn nền kinh tế cũng như lấy lại sinh khí cho nguồn tài lực của Chính phủ về cả trung hạn lẫn dài hạn. Còn ứng viên Mít Rôm-ni cần tuyên bố rõ ràng hơn về những biện pháp mà ông muốn áp dụng để giảm thâm hụt Liên bang mà không đánh mất nguồn thu từ thuế. Đây sẽ là điều mấu chốt mà các cử tri Mỹ trông chờ ở ứng cử viên Đảng Cộng hòa trong quãng thời gian còn lại của giai đoạn chạy đua nước rút vào Nhà Trắng.
Không có sự khác biệt lớn trong chính sách đối ngoại
Nếu trong chính sách đối nội có sự khác biệt rõ ràng giữa hai ứng cử viên Ba-rắc Ô-ba-ma và Mít Rôm-ni thì trong chính sách đối ngoại sự khác biệt đó là không lớn và cũng không mang tính căn bản.
Theo nhận xét của Phó Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn, ứng viên của Đảng Cộng hòa Mít Rôm-ni chủ trương sẽ đưa nước Mỹ “dấn thân” mạnh hơn vào các quá trình diễn ra trên thế giới, thậm chí, Oa-sinh-tơn có thể phát động nhiều cuộc chiến tranh. Trong các bài phát biểu vận động tranh cử, ứng viên Mít Rôm-ni công khai phê phán chính sách của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma là thiếu kiên quyết trong quan hệ với Triều Tiên, Trung Quốc, I-ran và Xy-ri. Theo ứng viên Mít Rôm-ni, Mỹ phải hành động chủ động hơn, cứng rắn hơn đối với những quốc gia không phải là bạn bè của Mỹ, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với các đối tác của Mỹ. Ông Mít Rôm-ni cho rằng, Mỹ không nên mất niềm tin vào sức mạnh của mình mà cần phải duy trì vai trò cường quốc đứng đầu thế giới và dành được các mục tiêu đề ra trong chiến lược toàn cầu.
Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma trong nhiệm kỳ đầu, thì đương kim Tổng thống Mỹ kiên quyết và cứng rắn hơn cả mức mà ứng viên Mít Rôm-ni nghĩ. Thí dụ, trong quan hệ với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma là Tổng thống Mỹ đầu tiên “tuyên chiến” với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại. Vì thế, có nhiều chuyên gia nhận định, nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma là “nhiệm kỳ thứ 3 của Tổng thống G.W.Bu-sơ”.
Trong vấn đề chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan, cả hai ứng viên Mít Rôm-ni và Ba-rắc Ô-ba-ma đều chủ trương rút quân Mỹ khỏi nước này nhưng sự khác nhau giữa hai ông chỉ là trong khi Tổng thống đương nhiệm quyết định cắt giảm đáng kể lực lượng quân sự của Mỹ ngay từ năm 2013 thì ứng viên Mít Rôm-ni không vội vàng đưa ra thời hạn rút quân khỏi quốc gia này.
Trong tiến trình “Mùa xuân Arập”, cả Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và ứng viên Mít Rôm-ni đều chủ trương can dự vào các biến động chính trị-xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông. Sự khác nhau giữa hai ứng viên chỉ là nội dung các biện pháp chi viện cho “các lực lượng đối lập”. Trong khi Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tuyên bố chỉ cung cấp các “hàng hóa phi quân sự”, thì ứng viên Mít Rôm-ni nhấn mạnh, cần cung cấp vũ khí trang bị cho lực lượng đối lập ở Xy-ri để nhanh chóng lật đổ Tổng thống Ba-xa An Át-xát (Bashar al-Assad). Nhưng một điều mà cả Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma lẫn ứng vien Mít Rôm-ni phải đau đầu là “Chiến lược Trung Đông Lớn” sẽ đưa nước Mỹ tới đâu là một câu hỏi lớn khi đúng vào dịp nước Mỹ tưởng niệm sự kiện 11-9, một vụ tiến công nhằm vào Lãnh sự quán Mỹ tại Ben-ga-di ở Li-bi, khiến Đại sứ Xti-ven (Stevens) cùng 3 nhân viên ngoại giao Mỹ ở nước này thiệt mạng. Cùng thời điểm xảy ra vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ tại Li-bi, Đại sứ quán Mỹ tại Ai Cập và nhiều nước khác cũng bị tấn công. Còn tại hàng chục quốc gia Hồi giáo đang bùng phát làn sóng chống Mỹ chưa từng có liên quan tới một bộ phim được sản xuất tại Mỹ có chủ đề xúc phạm đạo Hồi. Điều dễ nhận thấy là bộ phim này chỉ là cái cớ, bởi nó đã từng được phát tán trước đó 6 tháng trên mạng, để châm ngòi cho lò thuốc súng chống lại Mỹ nhân sự kiện 11-9. Vậy, câu hỏi đặt ra là do đâu sự kiện này vẫn còn là nỗi ám ảnh không nguôi trong lòng nước Mỹ?
Trong vấn đề I-ran, ứng viên Mít Rôm-ni chủ trương tiến công quân sự nhằm vào quốc gia Hồi giáo này sau khi có tín hiệu chứng tỏ I-ran đang sắp tiến đến giai đoạn chế tạo vũ khí hạt nhân, còn Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tuy không loại trừ biện pháp quân sự nhưng chỉ áp dụng giải pháp này khi biết chính xác I-ran đang chế tạo vũ khí hạt nhân.
Trong quan hệ với Nga, ứng viên Mít Rôm-ni là người từng kịch liệt phản đối việc Mỹ ký Hiệp định cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 3 (START-3) và cam kết sẽ tăng ngân sách để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa một khi được trúng cử tổng thống. Ông Mít Rôm-ni tuyên bố, Mỹ cần phải có hành động “kiên quyết và cứng rắn” trong quan hệ với Nga. Chủ trương của ông Mít Rôm-ni không khác mấy với sách lược của đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma trong quan hệ với Nga, chỉ có điều nó được che đậy dưới lớp vỏ bọc “tái khởi động” quan hệ giữa hai nước. Theo giới phân tích, nội dung sách lược “tái khởi động” quan hệ với Nga của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma, trong đó có việc hai nước ký START-3, chỉ là nhằm “làm suy yếu Nga từ bên trong” mà biểu hiện rõ nhất là Mỹ đã đứng đằng sau các cuộc “phản kháng phi bạo lực” diễn ra ở Mát-xcơ-va và nhiều thành phố khác ở Nga để tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống ở quốc gia này vào cuối năm 2011, đầu năm 2012.
Trong quan hệ với Trung Quốc, cả Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và ứng viên Đảng Cộng hòa Mít Rôm-ni dù không bằng lòng với Bắc Kinh trong nhiều chuyện như trong vấn đề Xy-ri hay trong lĩnh vực thương mại nhưng vẫn phải tiếp tục chủ trương duy trì quan hệ ổn định với quốc gia này bởi hơn lúc nào hết, Mỹ đã quá phụ thuộc thuộc vào Trung Quốc - nước sở hữu hơn 3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ và hơn 1 nghìn tỷ USD trái phiếu của Chính phủ Mỹ.
Đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cả ứng viên Mít Rôm-ni và Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đều coi Mỹ là “quốc gia Thái Bình Dương” và đánh giá cao các mối quan hệ của Oa-sinh-tơn với các nước châu Á. Ngoài ra, cả hai ông đều cho rằng, Mỹ cần hướng tới việc hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều chia sẻ quan điểm rằng sự ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải được duy trì dưới sự lãnh đạo của Mỹ.
Theo kết quả điều tra dư luận gần đây, hai ứng cử viên Ba-rắc Ô-ba-ma và Mít Rôm-ni đều là “kẻ tám lạng người nửa cân” khi có 48% cử tri ủng hộ ứng viên Mít Rôm-ni và khoảng 46% ủng hộ đương kim Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma. Như vậy, đây thực sự là cuộc đua sát nút vào chiếc ghế chủ nhân Nhà Trắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11-2012. Vì thế, 3 cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 10-2012 sẽ là những cơ hội quan trọng quyết định thành bại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Giới quan sát hy vọng, sẽ có những cuộc tranh luận thẳng thắn và nảy lửa giữa 2 ứng cử viên về vấn đề kinh tế, ngoại giao và chính sách quốc phòng. Chiến thắng sẽ thuộc về ai giành được lá phiếu của số cứ tri còn do dự cho tới phút chót./.
Sau nhiệm kỳ đầu với bao háo hức và hào khí muốn “thay đổi” và biến “giấc mơ Mỹ” thành hiện thực, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma chỉ để lại vốn liếng chính trị nghèo nàn cả trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại.
Trong chính sách đối nội, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng không ổn định, lúc hơi nhích lên, lúc lại hạ xuống thất thường. Nếu GDP của Mỹ năm 2010 đạt 3,1%, thì năm 2011 tụt xuống mức 1,5%. Bước sang năm 2012, GDP quý I có lên mức 2% thì sang quý II lại hạ xuống mức 1,7%. Theo dự báo của Hãng xếp hạng tín dụng “Morgan Stanley”, mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ cả năm 2012 có thể đạt 2,2% nhưng sẽ lại trượt dốc xuống ở mức 1,8% trong năm 2013.
Nhưng có lẽ ảm đạm và gây nhức nhối hơn cả cho toàn nước Mỹ là khoản nợ công khổng lồ của nước này đang không ngừng phình to. Đầu tháng 8-2011, sau khi Chính phủ Mỹ công bố nợ công của nước này lên tới 15 nghìn tỷ USD, mức cao kỷ lục trong lịch sử 100 năm qua, Công ty xếp hạng tín dụng “Standard & Poor's” đã hạ mức tín nhiệm tín dụng Mỹ từ 3A (AAA) xuống còn 2A+ (AA+). Sang tháng 9-2012, nợ công của Mỹ vượt mức 16 nghìn tỷ USD, tương đương 104% GDP. Như vậy tính ra, mỗi người dân Mỹ phải gánh khoản nợ hơn 50 nghìn USD/người. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách quốc gia ngày càng trầm trọng. Trong năm tài khóa 2011, ngân sách liên bang Mỹ thâm hụt gần 1.300 tỷ USD. Đây là năm thứ 3 liên tục thâm hụt ngân sách của Mỹ vượt lên trên mức 1 nghìn tỷ USD.
Bức tranh kinh tế ảm đạm của Mỹ sau nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma được phủ thêm lớp màu xám do tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao kỷ lục, mặc dù từ tháng 9-2011, ông chủ Nhà Trắng đã đưa ra chương trình giảm thất nghiệp và kích thích tiêu dùng trị giá 447 tỷ USD, nhờ đó đã giảm tỷ lệ thất nghiệp từ hơn 9% xuống còn 8,3% vào tháng 8-2012. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức cao kỷ lục trong nhiều thập niên vừa qua. Hậu quả là đời sống của người dân Mỹ càng thêm khốn khó. Theo số liệu của Cục dự trữ liên bang Mỹ, chỉ riêng trong quý III năm 2011, tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình ở nước này giảm 4,1%; và cứ 7 người dân Mỹ thì có 1 phải sống phụ thuộc vào tem phiếu trợ cấp thực phẩm. Năm 2011 cũng là năm có tới 48,5% dân số Mỹ phải sống trong các hộ gia đình và phải nhận tối thiểu một dạng trợ cấp nào đó từ Chính phủ.
Theo các chuyên gia phân tích kinh tế, cuộc khủng hoảng mà nước Mỹ đang trải qua mang tính hệ thống, rất khó thoát ra trong một sớm một chiều. Vì thế, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma cam kết và hứa hẹn, các cử tri Mỹ hãy cho ông thêm một cơ hội nữa và lần này là không phải “thay đổi” nước Mỹ mà là để đưa nước Mỹ “tiến về phía trước” (“Forward”). Đây cũng là khẩu hiệu tranh cử của đương kim Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma.
Liệu ứng viên Mít Rôm-ni có thể đưa ra phép thần?
Trong bài phát biểu chính thức nhận đề cử do Đảng Cộng hòa giới thiệu, ứng viên Mít Rôm-ni đã chỉ trích gay gắt chính quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma vì đã “không biết điều hành được đất nước” và đưa ra lời hứa sẽ chấn hưng nền kinh tế Mỹ vốn đang gặp nhiều khó khăn để “lấy lại cam kết của nước Mỹ”. Đây rõ ràng là một đòn công kích nhằm vào Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma.
Ông Mít Rôm-ni ủng hộ mô hình “tiểu chính phủ”, một chính sách nhằm nỗ lực thúc đẩy kinh tế với hàng loạt chương trình cắt giảm thuế và nới lỏng quy định quản lý, đồng thời cắt giảm mạnh chi tiêu của liên bang, trong đó có các chương trình an sinh xã hội. Ông cam kết sẽ giúp nước Mỹ có thể tự cung ứng nhu cầu năng lượng, mở rộng thương mại và tạo 12 triệu việc làm thông qua hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước này, phản đối cắt giảm ngân sách cho quốc phòng và từ bỏ Chương trình cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma. Trong khi đó, Đảng Dân vẫn chủ trương cắt giảm ngân sách quốc phòng và một số khoản chi nhằm vực dậy nền tài chính của Mỹ. Đảng Dân chủ vẫn cho rằng, Chính phủ sẽ không cắt giảm chi tiêu của Liên bang dành cho tầng lớp nghèo khó, bao gồm những người có thu nhập thấp và người cao tuổi, đồng thời điều chỉnh khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Chủ trương này của Đảng Dân chủ nhằm thu hút số phiếu từ những người còn do dự cho đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma.
Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma cần đưa ra các chính sách hiệu quả để nhanh chóng cứu vãn nền kinh tế cũng như lấy lại sinh khí cho nguồn tài lực của Chính phủ về cả trung hạn lẫn dài hạn. Còn ứng viên Mít Rôm-ni cần tuyên bố rõ ràng hơn về những biện pháp mà ông muốn áp dụng để giảm thâm hụt Liên bang mà không đánh mất nguồn thu từ thuế. Đây sẽ là điều mấu chốt mà các cử tri Mỹ trông chờ ở ứng cử viên Đảng Cộng hòa trong quãng thời gian còn lại của giai đoạn chạy đua nước rút vào Nhà Trắng.
Không có sự khác biệt lớn trong chính sách đối ngoại
Nếu trong chính sách đối nội có sự khác biệt rõ ràng giữa hai ứng cử viên Ba-rắc Ô-ba-ma và Mít Rôm-ni thì trong chính sách đối ngoại sự khác biệt đó là không lớn và cũng không mang tính căn bản.
Theo nhận xét của Phó Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn, ứng viên của Đảng Cộng hòa Mít Rôm-ni chủ trương sẽ đưa nước Mỹ “dấn thân” mạnh hơn vào các quá trình diễn ra trên thế giới, thậm chí, Oa-sinh-tơn có thể phát động nhiều cuộc chiến tranh. Trong các bài phát biểu vận động tranh cử, ứng viên Mít Rôm-ni công khai phê phán chính sách của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma là thiếu kiên quyết trong quan hệ với Triều Tiên, Trung Quốc, I-ran và Xy-ri. Theo ứng viên Mít Rôm-ni, Mỹ phải hành động chủ động hơn, cứng rắn hơn đối với những quốc gia không phải là bạn bè của Mỹ, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với các đối tác của Mỹ. Ông Mít Rôm-ni cho rằng, Mỹ không nên mất niềm tin vào sức mạnh của mình mà cần phải duy trì vai trò cường quốc đứng đầu thế giới và dành được các mục tiêu đề ra trong chiến lược toàn cầu.
Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma trong nhiệm kỳ đầu, thì đương kim Tổng thống Mỹ kiên quyết và cứng rắn hơn cả mức mà ứng viên Mít Rôm-ni nghĩ. Thí dụ, trong quan hệ với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma là Tổng thống Mỹ đầu tiên “tuyên chiến” với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại. Vì thế, có nhiều chuyên gia nhận định, nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma là “nhiệm kỳ thứ 3 của Tổng thống G.W.Bu-sơ”.
Trong vấn đề chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan, cả hai ứng viên Mít Rôm-ni và Ba-rắc Ô-ba-ma đều chủ trương rút quân Mỹ khỏi nước này nhưng sự khác nhau giữa hai ông chỉ là trong khi Tổng thống đương nhiệm quyết định cắt giảm đáng kể lực lượng quân sự của Mỹ ngay từ năm 2013 thì ứng viên Mít Rôm-ni không vội vàng đưa ra thời hạn rút quân khỏi quốc gia này.
Trong tiến trình “Mùa xuân Arập”, cả Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và ứng viên Mít Rôm-ni đều chủ trương can dự vào các biến động chính trị-xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông. Sự khác nhau giữa hai ứng viên chỉ là nội dung các biện pháp chi viện cho “các lực lượng đối lập”. Trong khi Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tuyên bố chỉ cung cấp các “hàng hóa phi quân sự”, thì ứng viên Mít Rôm-ni nhấn mạnh, cần cung cấp vũ khí trang bị cho lực lượng đối lập ở Xy-ri để nhanh chóng lật đổ Tổng thống Ba-xa An Át-xát (Bashar al-Assad). Nhưng một điều mà cả Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma lẫn ứng vien Mít Rôm-ni phải đau đầu là “Chiến lược Trung Đông Lớn” sẽ đưa nước Mỹ tới đâu là một câu hỏi lớn khi đúng vào dịp nước Mỹ tưởng niệm sự kiện 11-9, một vụ tiến công nhằm vào Lãnh sự quán Mỹ tại Ben-ga-di ở Li-bi, khiến Đại sứ Xti-ven (Stevens) cùng 3 nhân viên ngoại giao Mỹ ở nước này thiệt mạng. Cùng thời điểm xảy ra vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ tại Li-bi, Đại sứ quán Mỹ tại Ai Cập và nhiều nước khác cũng bị tấn công. Còn tại hàng chục quốc gia Hồi giáo đang bùng phát làn sóng chống Mỹ chưa từng có liên quan tới một bộ phim được sản xuất tại Mỹ có chủ đề xúc phạm đạo Hồi. Điều dễ nhận thấy là bộ phim này chỉ là cái cớ, bởi nó đã từng được phát tán trước đó 6 tháng trên mạng, để châm ngòi cho lò thuốc súng chống lại Mỹ nhân sự kiện 11-9. Vậy, câu hỏi đặt ra là do đâu sự kiện này vẫn còn là nỗi ám ảnh không nguôi trong lòng nước Mỹ?
Trong vấn đề I-ran, ứng viên Mít Rôm-ni chủ trương tiến công quân sự nhằm vào quốc gia Hồi giáo này sau khi có tín hiệu chứng tỏ I-ran đang sắp tiến đến giai đoạn chế tạo vũ khí hạt nhân, còn Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tuy không loại trừ biện pháp quân sự nhưng chỉ áp dụng giải pháp này khi biết chính xác I-ran đang chế tạo vũ khí hạt nhân.
Trong quan hệ với Nga, ứng viên Mít Rôm-ni là người từng kịch liệt phản đối việc Mỹ ký Hiệp định cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 3 (START-3) và cam kết sẽ tăng ngân sách để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa một khi được trúng cử tổng thống. Ông Mít Rôm-ni tuyên bố, Mỹ cần phải có hành động “kiên quyết và cứng rắn” trong quan hệ với Nga. Chủ trương của ông Mít Rôm-ni không khác mấy với sách lược của đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma trong quan hệ với Nga, chỉ có điều nó được che đậy dưới lớp vỏ bọc “tái khởi động” quan hệ giữa hai nước. Theo giới phân tích, nội dung sách lược “tái khởi động” quan hệ với Nga của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma, trong đó có việc hai nước ký START-3, chỉ là nhằm “làm suy yếu Nga từ bên trong” mà biểu hiện rõ nhất là Mỹ đã đứng đằng sau các cuộc “phản kháng phi bạo lực” diễn ra ở Mát-xcơ-va và nhiều thành phố khác ở Nga để tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống ở quốc gia này vào cuối năm 2011, đầu năm 2012.
Trong quan hệ với Trung Quốc, cả Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và ứng viên Đảng Cộng hòa Mít Rôm-ni dù không bằng lòng với Bắc Kinh trong nhiều chuyện như trong vấn đề Xy-ri hay trong lĩnh vực thương mại nhưng vẫn phải tiếp tục chủ trương duy trì quan hệ ổn định với quốc gia này bởi hơn lúc nào hết, Mỹ đã quá phụ thuộc thuộc vào Trung Quốc - nước sở hữu hơn 3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ và hơn 1 nghìn tỷ USD trái phiếu của Chính phủ Mỹ.
Đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cả ứng viên Mít Rôm-ni và Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma đều coi Mỹ là “quốc gia Thái Bình Dương” và đánh giá cao các mối quan hệ của Oa-sinh-tơn với các nước châu Á. Ngoài ra, cả hai ông đều cho rằng, Mỹ cần hướng tới việc hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều chia sẻ quan điểm rằng sự ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần phải được duy trì dưới sự lãnh đạo của Mỹ.
Theo kết quả điều tra dư luận gần đây, hai ứng cử viên Ba-rắc Ô-ba-ma và Mít Rôm-ni đều là “kẻ tám lạng người nửa cân” khi có 48% cử tri ủng hộ ứng viên Mít Rôm-ni và khoảng 46% ủng hộ đương kim Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma. Như vậy, đây thực sự là cuộc đua sát nút vào chiếc ghế chủ nhân Nhà Trắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11-2012. Vì thế, 3 cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 10-2012 sẽ là những cơ hội quan trọng quyết định thành bại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Giới quan sát hy vọng, sẽ có những cuộc tranh luận thẳng thắn và nảy lửa giữa 2 ứng cử viên về vấn đề kinh tế, ngoại giao và chính sách quốc phòng. Chiến thắng sẽ thuộc về ai giành được lá phiếu của số cứ tri còn do dự cho tới phút chót./.
"Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Campuchia"  (24/09/2012)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trò hậu phương quân đội  (24/09/2012)
Thủ tướng hội kiến với Quốc vương Campuchia  (24/09/2012)
Nhật Bản cử Thứ trưởng Ngoại giao đến Trung Quốc  (24/09/2012)
Triển lãm hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Phi  (24/09/2012)
Giao lưu hợp tác hữu nghị Việt Nam - Lào tại Liên bang Nga  (24/09/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên