Lễ Kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 và trao tặng các phần thưởng cao quý của Nhà nước
TCCSĐT - Ngày 2-9-2012, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 – 2-9-2012) và Lễ trao tặng các phần thưởng cao quý của Nhà nước.
Dự lễ có các đồng chí: Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Phan Văn Khải, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh, các đồng chí lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng và đông đảo các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ôn lại những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc ta trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đồng thời khẳng định: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám lịch sử đã kiểm nghiệm và chứng minh chân lý “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”, sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, mở đường cho đất nước phát triển theo con đường cách mạng dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn – Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh mãi mãi tự hào vì đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Đồng chí Lê Hoàng Quân, nhấn mạnh: Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mãi mãi biết ơn và tự hào về những đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cách mạng đã cống hiến, hy sinh anh dũng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám trên mảng đất Nam bộ thành đồng của Tổ quốc, tô thắm những trang sử hào hùng của dân tộc.
Sau 37 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã kế thừa và không ngừng phát huy truyến thống yêu nước, tinh thần năng động, sáng tạo, tự lực tự cường trong thời kỳ cách mạng mới, trên các lĩnh vực của sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển thành phố. Kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành có giá trị tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, các nguồn lực xã hội được phát huy; quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng; chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được nâng lên; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế được tăng cường và mở rộng; hệ thống chính trị được củng cố và hoạt động ngày càng hiệu quả, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ đã được khẳng định…
Phát huy những kết quả đạt được, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng đề ra những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể, thành phố tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, xem đây là yêu cầu quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh; tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố ngày càng trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Thủ tướng trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước cho các cá nhân. |
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho đại diện gia đình cố họa sỹ Nguyễn Gia Trí và Giải thưởng Nhà nước cho họa sĩ Nguyễn Cao Thương và nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã trao tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản - Vissan; Huân chương Độc lập hạng nhất cho hai tập thể; hạng nhì cho 1 tập thể và hạng ba cho 1 tập thể; Huân chương Lao động hạng nhất cho 5 tập thể và 1 cá nhân; Huân chương Lao động hạng nhì cho 26 tập thể và 14 cá nhân.
Sáng cùng ngày, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng các sở ngành, quận huyện và các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đến dân hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử Bến Nhà Rồng.
Trước đó, ngày 1-9, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự vào trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cho các tác giả, công trình xuất sắc thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh do Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng.
Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cho đại diện tác giả. |
Bốn cụm công trình được trao giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước năm 2010 là những công trình đặc biệt giá trị về khoa học thực tiễn, trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đảm bảo độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Qua quá trình thẩm định nghiêm túc, khách quan tại ba cấp hội đồng xét duyệt, kết quả xét chọn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trình Chủ tịch nước quyết định.
Tại buổi lễ, thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng các nhà khoa học, tập thể khoa học về những thành tựu khoa học công nghệ xuất sắc; khẳng định giải thưởng là sự tôn vinh, ghi nhận của Đảng, Nhà nước với kết quả lao động khoa học miệt mài, say mê, nghiêm túc, sự cống hiến trí tuệ tài năng của các nhà khoa học.
Chủ tịch nước đánh giá cao những công trình đã làm chủ được công nghệ thiết kế, ứng dụng nhiều giải pháp khoa học, đạt chỉ tiêu công nghệ của các nước tiên tiến, góp phần nâng cao sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Chủ tịch nước nêu rõ, trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất, động lực then chốt để phát triển nhanh bền vững kinh tế- xã hội, nâng cao sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước.
Chủ tịch nước cho rằng, Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển khoa học công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, có luật pháp cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khoa học công nghệ; trân trọng, tôn vinh các nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, có những đóng góp to lớn cho đất nước.
Chủ tịch nước tin tưởng các nhà khoa học, tập thể khoa học trong nước, các nhà khoa học Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, phát huy truyền thống yêu nước, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, đạt được nhiều thành công to lớn hơn nữa trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Tăng cường quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất  (01/09/2012)
Điện mừng Ngày Độc lập của Cộng hòa U-dơ-bê-ki-xtan  (01/09/2012)
Điện mừng Quốc khánh Xlô-va-ki-a  (01/09/2012)
Bản Tuyên ngôn độc lập và trí tuệ lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (01/09/2012)
Từ một điển hình đưa thông tin “thẳng” về cơ sở  (01/09/2012)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay