Long An kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Thái Bình
22:26, ngày 01-07-2012
Ngày 1-7, tại công viên Nguyễn Thái Bình, thuộc xã Tân Kim (Cần Giuộc), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An phối hợp với huyện ủy Cần Giuộc tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày hy sinh của anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thái Bình (2-7-1948 – 2-7-2012).
Đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Long An; lãnh đạo Hội đồng Nhân dân,Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An, các ban ngành đoàn thể tỉnh, huyện Cần Giuộc, đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh và đông đảo nhân dân đến dự.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đỗ Hữu Lâm - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ôn lại quá trình đấu tranh, hy sinh anh dũng của liệt sỹ Nguyễn Thái Bình.
Nguyễn Thái Bình sinh ngày 14-01-1948 trong một gia đình nghèo đông con ở xã Trường Bình, quận Cần Giuộc (nay thuộc thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc).
Sau khi học tiểu học ở Cần Giuộc, Nguyễn Thái Bình lên Sài Gòn học ở Trường Pétrus Ký (nay là trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong). Năm 1966, sau khi đỗ tú tài phần hai, anh lần lượt thi đỗ vào các trường Y, Dược, Nông lâm súc và cả Học viện Quốc gia hành chánh của chế độ Sài Gòn lúc bấy giờ, nhưng anh đã chọn học trường Cao đẳng Nông lâm súc.
Tháng 3-1968, anh được cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ cấp học bổng sang học ở Mỹ giữa lúc tâm trí còn nóng bỏng và ấn tượng về cuộc tổng tấn công năm Mậu Thân của quân dân miền Nam.
Sau một năm học, anh thi đỗ vào Viện đại học Washington và trở thành sinh viên Việt Nam duy nhất trong các sinh viên nước ngoài theo học ở trường này. Mùa hè năm 1970, theo chương trình của học bổng, Nguyễn Thái Bình được về thăm gia đình ở Việt Nam hai tháng.
Thời gian này, anh có dịp đi khắp miền Nam, từ khúc ruột miền Trung cho đến tận cùng Đất Mũi của Tổ quốc, nhờ đó có cơ hội hiểu biết và yêu mến hơn quê hương, đất nước mình, đồng thời cũng nhận thức rõ hơn về tính chất của cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam.
Trở lại nước Mỹ, Nguyễn Thái Bình bắt đầu liên hệ với các tổ chức phản chiến và tích cực hoạt động chống chiến tranh Việt Nam bằng cách tổ chức, tham gia míttinh, biểu tình, diễn thuyết, hội thảo, tham gia sáng lập tờ Thời Báo Gà - cơ quan ngôn luận của tổ chức phản chiến của người Việt Nam tại Mỹ để viết bài chính trị, sáng tác văn nghệ và công bố những nghiên cứu về những thiệt hại to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội… bởi chiến tranh của Mỹ gây ra.
Tháng 2-1970, Nguyễn Thái Bình phát đi những bản tuyên bố lên án đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền Sài Gòn tay sai ngay trong lòng nước Mỹ sau khi cùng 9 sinh viên khác chiếm văn phòng Tòa lãnh sự Việt Nam cộng hòa tại New York.
Đặc biệt, tại buổi lễ trao học vị lần thứ 97 của Viện đại học Washington, tháng 5-1972 mà anh được công nhận tốt nghiệp hạng danh dự, anh đã công bố bản “Nợ máu của đế quốc Mỹ đối với dân tộc Việt Nam.”
Hành động này của anh cộng với các hoạt động yêu nước khác trong hàng ngũ sinh viên Việt Nam trong phong trào phản chiến suốt 4 năm ở đây đã làm cho cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ nhận ra rằng họ đã chọn lầm đối tượng trong dự định biến anh thành kẻ phục vụ cho guồng máy của chế độ thực dân mới bởi tiền tài và danh vọng không thể nhào nặn lương tâm và tri thức của người thanh niên yêu nước này theo hình mẫu mong muốn. Vì vậy, Nguyễn Thái Bình đã bị trục xuất về Việt Nam để người Mỹ tiện đường đối phó mà không bị lên án.
Lúc 10 giờ sáng ngày 2-7-1972, trên chuyến phi cơ Boeing 747 mang số 841 đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, anh đã bị ám sát bằng 4 phát đạn vào ngực.
Ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc của Nguyễn Thái Bình trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 21-2-1010, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng cho anh danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Kỷ niệm 40 năm ngày hy sinh của Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thái Bình là dịp để tôn vinh một tấm gương tiêu biểu cho lớp thanh niên trí thức yêu nước, khát khao lý tưởng và tràn đầy nhiệt huyết, đã sống trọn vẹn với sức trẻ của mình; đồng thời, tinh thần ấy, khí phách ấy lan tỏa, thấm sâu vào từng con người, nhất là thế hệ thanh niên, lớp trí thức trẻ vì sự nghiệp cách mạng mới.
Dịp này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khánh thành và đưa vào sử dụng công viên, tượng đài Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thái Bình, đặt tại xã Tân Kim, khu vực ngã ba Nguyễn Thái Bình, Quốc lộ 50 và cửa ngõ từ Thành phố Hồ Chí Minh vào trung tâm thị trấn Cần Giuộc.
Công viên có diện tích hơn 3.000m2, gồm các hạng mục tượng đài, hồ nước, sân đường, cây xanh, cấp thoát nước, bồn hoa và hệ thống chiếu sáng, với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng.
Việc hoàn thành công trình tượng đài tôn vinh anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thái Bình góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau, là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống giáo dục của cộng đồng dân cư ./.
Cử tri Mexico bắt đầu bỏ phiếu bầu Tổng thống mới  (01/07/2012)
Từ 1-7: bắt đầu thị trường phát điện cạnh tranh  (01/07/2012)
Đánh giá tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần khách quan  (01/07/2012)
Đánh giá tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần khách quan  (01/07/2012)
Bảo hiểm xã hội Hà Nội thí điểm giám định hồ sơ  (01/07/2012)
Hai đảng Việt Nam và Mexico tăng cường quan hệ hợp tác  (01/07/2012)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm