Định hướng tương lai thông qua tăng cường kết nối
20:12, ngày 04-06-2012
TCCSĐT - Từ cuối ngày 30 đến hết ngày 31-5-2012, Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á 2012 kết thúc tại Băng Cốc, thủ đô Thái Lan với nhiều sáng kiến và đề xuất nhằm đưa nền kinh tế đầy tiềm năng của các nước trong khu vực tiếp tục phát triển, góp phần quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế toàn cầu thông qua các biện pháp tăng cường kết nối nội vùng có hiệu quả.
Từ Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2010 và 2011..
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012 là sự kế tục các Diễn đàn được tổ chức tại 2 nước thành viên ASEAN là Việt Nam năm 2010 và Indonesia năm 2011. Với dân số trên 600 triệu người và tổng GDP trên 1.800 tỉ USD, ASEAN được đánh giá là khu vực quan trọng, mang tính chiến lược trong nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác, kết nối khu vực thông qua quá trình đẩy mạnh liên kết ASEAN và các cấu trúc liên kết ở Đông Á.
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2010 đã diễn ra rất thành công tại Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) vào tháng 6-2010 với chủ đề "Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển kinh tế toàn cầu" và được dư luận quốc tế đánh giá cao. Với 20 phiên họp chính thức, Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2010 có sự tham dự của hơn 450 đại biểu gồm các chính khách cao cấp, lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu, các học giả, hơn 200 nhà báo trong và ngoài nước, trong đó có Thủ tướng các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar; Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị hiệp thương Trung Quốc; cùng nhiều đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế lớn như Tổng Giám đốc WTO, Tổng Thư ký Hội nghị thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), Tổng Thư ký ASEAN, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), các quan chức cao cấp của các tổ chức tài chính tiền tệ khu vực và quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Diễn đàn đã tập trung thảo luận 4 nội dung chính là vai trò đang lên của châu Á; những rủi ro toàn cầu; lộ trình tăng trưởng xanh của châu Á; năng lực cạnh tranh. Diễn đàn đã để lại dấu ấn sâu sắc đối với các lãnh đạo cấp cao và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế tham dự, góp phần quảng bá cho Việt Nam trong bối cảnh các nhà đầu tư đang tìm kiếm các thị trường ổn định và có khả năng ứng phó tốt với các cuộc khủng hoảng.
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm năm 2011 được tổ chức tại thủ đô Jakarta (Indonesia) tháng 6-2011 với chủ đề "Thích ứng với chủ nghĩa toàn cầu hóa kiểu mới". Tham gia Diễn đàn này, Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát dẫn đầu. Diễn đàn tập trung thảo luận các chủ đề chính là xử lý các nguy cơ gây ngưng trệ; bảo đảm việc làm và tăng trưởng cho mọi người; nắm giữ vai trò lãnh đạo nhờ tính bền vững; tìm hiểu các quy tắc mới ở châu Á. Ngoài phiên họp chung, Đoàn Việt Nam đã tham dự các phiên họp về "Thúc đẩy tầm nhìn mới về nông nghiệp ở Đông Á", tập trung thảo luận về triển khai sáng kiến "Tầm nhìn mới về nông nghiệp" nhằm bảo đảm an ninh lương thực, bền vững về môi trường và có lợi về kinh tế. Với đề xuất của Việt Nam thành lập 5 nhóm công tác tại Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á 2010, sáng kiến này đã được đẩy lên một bước phát triển mới và thực chất hơn tại Diễn đàn năm 2011.
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á 2012 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2011 và mức tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á dự kiến 7,4 % trong năm 2012. Nhận xét về bối cảnh diễn ra Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á 2012, ông Pascal Lamy, Giám đốc điều hành Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) tuyên bố, các nước khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đã nhận thức được tiềm năng phát triển to lớn của họ, trong đó, ASEAN một khi trở thành cộng đồng vào năm 2015 sẽ trở thành nền kinh tế đứng vị trí thứ 10 trên thế giới.
Tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á 2012 ần này có hơn 600 đại biểu là các chính khách, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và các học giả quốc tế đến từ 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có lãnh đạo cấp cao nhiều nước trong khu vực châu Á và các tổ chức quốc tế như: Thủ tướng Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Tổng thống Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Baranh; Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới, Tổng Giám đốc Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển, lãnh đạo Ngân hàng Phát triển châu Á.
..đến Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012 đã tập trung thảo luận nhiều nội dung “nóng” trong nền kinh tế khu vực và thế giới, trong đó có những nội dung chính là vai trò các nền kinh tế tăng trưởng cao của ASEAN trong tái cân bằng triển vọng kinh tế toàn cầu và khu vực; vai trò của các Chính phủ và tổ chức trong đề xuất và triển khai các chính sách tài chính hiệu quả nhằm kiểm soát lạm phát, trung chuyển vốn, biến động giá cả hàng hóa và tăng trưởng cân bằng; tận dụng lợi thế về dân số và công nghệ trong khu vực để phát triển các mô hình tăng trưởng thông qua đổi mới, cải thiện cơ chế huy động nhân tài, tinh thần kinh doanh và xây dựng kỹ năng.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác, kết nối khu vực Đông Á như là một phương thức nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Diễn đàn khẳng định mô hình cũng như kết quả liên kết và hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, góp phần giúp các nước trong khu vực duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, ứng phó hiệu quả trước các thách thức đang đặt ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Để thích ứng với những thách thức từ nền kinh tế thế giới trong những năm tới, Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012 đã đưa ra đề xuất đối với các nước trong khu vực cần tiếp tục điều chỉnh mô hình tăng trưởng, trong đó chú trọng các biện pháp như thực hiện chính sách tài chính nhằm kiểm soát lạm phát, chu chuyển vốn, biến động giá cả hàng hóa; tái cấu trúc kinh tế hướng tới tăng trưởng cân bằng và bền vững; tăng cường phối hợp chính sách và hành động nhằm hạn chế hậu quả của những biến động khó dự báo; bảo đảm an ninh lương thực, nước và năng lượng; chú trọng thu hẹp khoảng cách phát triển và hoàn thành các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012 còn đề cập tới các vấn đề khủng hoảng ở châu Âu đang hạn chế tiềm năng xuất khẩu của các nước châu Á và thảo luận về các biện pháp vừa kích thích tăng tưởng, vừa duy trì hoạt động thương mại ít phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ ở các nước phương Tây. Đây cũng là chủ đề xuyên suốt các cuộc thảo luận tại Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012. Chính vì thế chủ đề của Diễn đàn năm nay mang ý nghĩa định hình tương lai cho khu vực Đông Á thông qua việc tăng cường và củng cố sự phối hợp hành động giữa các nước nội khối.
Đóng góp của Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã đóng góp tích cực vào thành công của Diễn đàn năm nay. Đọc báo cáo tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, các quốc gia thành viên ASEAN đã chủ động phối hợp với các nước đối tác trong và ngoài khu vực Đông Á triển khai nhiều chương trình, sáng kiến, cơ chế hợp tác đa dạng về cấp độ và phong phú về nội dung hợp tác, bao gồm các chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Công, các khuôn khổ hợp tác ASEAN+1 và ASEAN+3, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). Các chương trình, sáng kiến và cơ chế hợp tác đó đã góp phần thúc đẩy đối thoại, hiểu biết, phối hợp chính sách giữa các nước liên quan, tạo môi trường thuận lợi và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực, củng cố thêm vai trò của Đông Á trong cấu trúc kinh tế toàn cầu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, quá trình này đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn như quá trình tái cấu trúc kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện sản xuất kinh doanh suy giảm, lạm phát, nợ công công gia tăng, giá năng lượng và lương thực thế giới diễn biến phức tạp, đòi hỏi các cấu trúc khu vực, trong đó khuôn khổ hợp tác Đông Á phải có những điều chỉnh phù hợp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ với các đại biểu tham dự nhiều đánh giá và đề xuất quan trọng như cần phát huy các khuôn khổ hợp tác khu vực mà trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm; tạo ra “tính đồng bộ” trong hợp tác khu vực, đặc biệt là đồng bộ trong việc tham gia các nội dung hợp tác và bảo đảm hài hòa các chính sách, luật lệ, thủ tục trong các dự án kết nối kinh tế; tăng cường “tính thích ứng” của sự hợp tác, kết nối khu vực Đông Á trước những biến động của môi trường bên ngoài, ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính - tiền tệ, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, quản lý thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn nước. Về hợp tác giữa các nước khu vực Mê Công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cần tăng cường hợp tác trong sử dụng và quản lý một cách hợp lý và bền vững nguồn nước sông Mê Công vì lợi ích của cư dân và sự phát triển bền vững của các nước ven sông cũng như cần phải bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ phát triển trong đó có bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ trương của Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn, mở rộng thị trường xuất khẩu; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có một trong những ưu tiên là tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xác định trách nhiệm cao trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, nâng cao hiệu quả tham gia các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực Đông Á./.
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012 là sự kế tục các Diễn đàn được tổ chức tại 2 nước thành viên ASEAN là Việt Nam năm 2010 và Indonesia năm 2011. Với dân số trên 600 triệu người và tổng GDP trên 1.800 tỉ USD, ASEAN được đánh giá là khu vực quan trọng, mang tính chiến lược trong nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác, kết nối khu vực thông qua quá trình đẩy mạnh liên kết ASEAN và các cấu trúc liên kết ở Đông Á.
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2010 đã diễn ra rất thành công tại Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) vào tháng 6-2010 với chủ đề "Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển kinh tế toàn cầu" và được dư luận quốc tế đánh giá cao. Với 20 phiên họp chính thức, Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2010 có sự tham dự của hơn 450 đại biểu gồm các chính khách cao cấp, lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu, các học giả, hơn 200 nhà báo trong và ngoài nước, trong đó có Thủ tướng các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar; Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị hiệp thương Trung Quốc; cùng nhiều đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế lớn như Tổng Giám đốc WTO, Tổng Thư ký Hội nghị thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), Tổng Thư ký ASEAN, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), các quan chức cao cấp của các tổ chức tài chính tiền tệ khu vực và quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Diễn đàn đã tập trung thảo luận 4 nội dung chính là vai trò đang lên của châu Á; những rủi ro toàn cầu; lộ trình tăng trưởng xanh của châu Á; năng lực cạnh tranh. Diễn đàn đã để lại dấu ấn sâu sắc đối với các lãnh đạo cấp cao và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế tham dự, góp phần quảng bá cho Việt Nam trong bối cảnh các nhà đầu tư đang tìm kiếm các thị trường ổn định và có khả năng ứng phó tốt với các cuộc khủng hoảng.
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm năm 2011 được tổ chức tại thủ đô Jakarta (Indonesia) tháng 6-2011 với chủ đề "Thích ứng với chủ nghĩa toàn cầu hóa kiểu mới". Tham gia Diễn đàn này, Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát dẫn đầu. Diễn đàn tập trung thảo luận các chủ đề chính là xử lý các nguy cơ gây ngưng trệ; bảo đảm việc làm và tăng trưởng cho mọi người; nắm giữ vai trò lãnh đạo nhờ tính bền vững; tìm hiểu các quy tắc mới ở châu Á. Ngoài phiên họp chung, Đoàn Việt Nam đã tham dự các phiên họp về "Thúc đẩy tầm nhìn mới về nông nghiệp ở Đông Á", tập trung thảo luận về triển khai sáng kiến "Tầm nhìn mới về nông nghiệp" nhằm bảo đảm an ninh lương thực, bền vững về môi trường và có lợi về kinh tế. Với đề xuất của Việt Nam thành lập 5 nhóm công tác tại Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á 2010, sáng kiến này đã được đẩy lên một bước phát triển mới và thực chất hơn tại Diễn đàn năm 2011.
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á 2012 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2011 và mức tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á dự kiến 7,4 % trong năm 2012. Nhận xét về bối cảnh diễn ra Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á 2012, ông Pascal Lamy, Giám đốc điều hành Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) tuyên bố, các nước khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đã nhận thức được tiềm năng phát triển to lớn của họ, trong đó, ASEAN một khi trở thành cộng đồng vào năm 2015 sẽ trở thành nền kinh tế đứng vị trí thứ 10 trên thế giới.
Tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á 2012 ần này có hơn 600 đại biểu là các chính khách, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và các học giả quốc tế đến từ 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có lãnh đạo cấp cao nhiều nước trong khu vực châu Á và các tổ chức quốc tế như: Thủ tướng Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Tổng thống Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Baranh; Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới, Tổng Giám đốc Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển, lãnh đạo Ngân hàng Phát triển châu Á.
..đến Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012
Toàn cảnh Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012 |
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012 đã tập trung thảo luận nhiều nội dung “nóng” trong nền kinh tế khu vực và thế giới, trong đó có những nội dung chính là vai trò các nền kinh tế tăng trưởng cao của ASEAN trong tái cân bằng triển vọng kinh tế toàn cầu và khu vực; vai trò của các Chính phủ và tổ chức trong đề xuất và triển khai các chính sách tài chính hiệu quả nhằm kiểm soát lạm phát, trung chuyển vốn, biến động giá cả hàng hóa và tăng trưởng cân bằng; tận dụng lợi thế về dân số và công nghệ trong khu vực để phát triển các mô hình tăng trưởng thông qua đổi mới, cải thiện cơ chế huy động nhân tài, tinh thần kinh doanh và xây dựng kỹ năng.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác, kết nối khu vực Đông Á như là một phương thức nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Diễn đàn khẳng định mô hình cũng như kết quả liên kết và hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, góp phần giúp các nước trong khu vực duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, ứng phó hiệu quả trước các thách thức đang đặt ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Để thích ứng với những thách thức từ nền kinh tế thế giới trong những năm tới, Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012 đã đưa ra đề xuất đối với các nước trong khu vực cần tiếp tục điều chỉnh mô hình tăng trưởng, trong đó chú trọng các biện pháp như thực hiện chính sách tài chính nhằm kiểm soát lạm phát, chu chuyển vốn, biến động giá cả hàng hóa; tái cấu trúc kinh tế hướng tới tăng trưởng cân bằng và bền vững; tăng cường phối hợp chính sách và hành động nhằm hạn chế hậu quả của những biến động khó dự báo; bảo đảm an ninh lương thực, nước và năng lượng; chú trọng thu hẹp khoảng cách phát triển và hoàn thành các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012 còn đề cập tới các vấn đề khủng hoảng ở châu Âu đang hạn chế tiềm năng xuất khẩu của các nước châu Á và thảo luận về các biện pháp vừa kích thích tăng tưởng, vừa duy trì hoạt động thương mại ít phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ ở các nước phương Tây. Đây cũng là chủ đề xuyên suốt các cuộc thảo luận tại Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012. Chính vì thế chủ đề của Diễn đàn năm nay mang ý nghĩa định hình tương lai cho khu vực Đông Á thông qua việc tăng cường và củng cố sự phối hợp hành động giữa các nước nội khối.
Đóng góp của Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã đóng góp tích cực vào thành công của Diễn đàn năm nay. Đọc báo cáo tại phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, các quốc gia thành viên ASEAN đã chủ động phối hợp với các nước đối tác trong và ngoài khu vực Đông Á triển khai nhiều chương trình, sáng kiến, cơ chế hợp tác đa dạng về cấp độ và phong phú về nội dung hợp tác, bao gồm các chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Công, các khuôn khổ hợp tác ASEAN+1 và ASEAN+3, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). Các chương trình, sáng kiến và cơ chế hợp tác đó đã góp phần thúc đẩy đối thoại, hiểu biết, phối hợp chính sách giữa các nước liên quan, tạo môi trường thuận lợi và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực, củng cố thêm vai trò của Đông Á trong cấu trúc kinh tế toàn cầu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, quá trình này đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn như quá trình tái cấu trúc kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện sản xuất kinh doanh suy giảm, lạm phát, nợ công công gia tăng, giá năng lượng và lương thực thế giới diễn biến phức tạp, đòi hỏi các cấu trúc khu vực, trong đó khuôn khổ hợp tác Đông Á phải có những điều chỉnh phù hợp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ với các đại biểu tham dự nhiều đánh giá và đề xuất quan trọng như cần phát huy các khuôn khổ hợp tác khu vực mà trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm; tạo ra “tính đồng bộ” trong hợp tác khu vực, đặc biệt là đồng bộ trong việc tham gia các nội dung hợp tác và bảo đảm hài hòa các chính sách, luật lệ, thủ tục trong các dự án kết nối kinh tế; tăng cường “tính thích ứng” của sự hợp tác, kết nối khu vực Đông Á trước những biến động của môi trường bên ngoài, ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính - tiền tệ, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, quản lý thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn nước. Về hợp tác giữa các nước khu vực Mê Công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cần tăng cường hợp tác trong sử dụng và quản lý một cách hợp lý và bền vững nguồn nước sông Mê Công vì lợi ích của cư dân và sự phát triển bền vững của các nước ven sông cũng như cần phải bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ phát triển trong đó có bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ trương của Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn, mở rộng thị trường xuất khẩu; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có một trong những ưu tiên là tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, xác định trách nhiệm cao trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, nâng cao hiệu quả tham gia các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực Đông Á./.
Hội thảo khoa học: “Đồng chí Phạm Hùng với cách mạng Việt Nam và quê hương Vĩnh Long”  (04/06/2012)
Hội thảo khoa học: “Đồng chí Phạm Hùng với cách mạng Việt Nam và quê hương Vĩnh Long”  (04/06/2012)
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thăm chính thức Việt Nam  (04/06/2012)
Lập hồ sơ đề nghị hát Then là di sản văn hóa thế giới  (04/06/2012)
Thúc đẩy quan hệ hai thành phố Việt Nam-Hàn Quốc  (04/06/2012)
Thủ tướng Nhật Bản công bố đợt cải tổ nội các mới  (04/06/2012)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm