Đổi mới cách thức tổ chức, tiến hành Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIII
00:21, ngày 18-05-2012
Chiều 17-5-2012, thông báo tại buổi họp báo quốc tế về nội dung của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIII sẽ khai mạc trong vài ngày tới, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự án Luật, 7 Nghị quyết và cho ý kiến đối với 6 dự án luật khác. Kỳ họp thứ 3 cũng đã bắt đầu áp dụng một số nội dung đổi mới trong cách thức tổ chức, tiến hành Kỳ họp.
Cũng theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, ngay tại Kỳ họp này, Quốc hội đã bước đầu thực hiện một số nội dung theo Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội mà cụ thể nhất là trong các khâu xây dựng pháp luật. Việc kết nối giữa các giai đoạn từ xây dựng dự thảo, dự án với cơ quan thẩm tra đã được tiến hành chặt chẽ hơn.
Các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra dự án luật đã mở nhiều hội thảo dưới hình thức trực tuyến để thu hút ý kiến đóng góp của đông đảo cử tri, nhất là các chuyên gia trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Việc cung cấp tài liệu cho các đại biểu tại Kỳ họp cũng đã được đổi mới theo hình thức dữ liệu điện tử để tiết kiệm chi phí. Số buổi họp truyền hình, truyền thanh trực tiếp cũng đã tăng hơn so với Kỳ họp trước với 9 buổi để tuyên truyền rộng rãi đến cử tri và nhân dân cả nước.
Liên quan đến việc sửa đổi Luật Đất đai 1993, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, đây là dự luật lớn, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Việc sửa đổi Luật Đất đai phải bám sát các nội dung và tiến trình sửa đổi Hiến pháp. Vì vậy, chỉ sau khi thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi thì Quốc hội mới có thể tiến hành xem xét, tiến hành và thông qua Luật Đất đai sửa đổi.
Theo nội dung tại buổi họp báo, 13 dự án Luật dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp lần này gồm: Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Phòng chống rửa tiền; Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng chống tác hại thuốc lá; Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật giá; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Giám định tư pháp; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Quảng cáo; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Biển Việt Nam.
Trong số 7 Nghị quyết dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp này, đáng chú ý là Nghị quyết về các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012; Nghị quyết về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và đặc biệt, Quốc hội sẽ xem xét có thể thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.
Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với 6 dự án luật, bao gồm: Luật Xuất bản; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Luật sư (sửa đổi).
Quốc hội cũng sẽ xem xét, thảo luận, cho ý kiến đối với một số báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, trong đó đáng chú ý là Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế...
Trong thời gian diễn ra Kỳ họp thứ 3, Quốc hội sẽ dành thời gian để xem xét vấn đề nhân sự. Trình tự, thủ tục xem xét được tiến hành theo các quy định của pháp luật.
Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, Kỳ họp thứ 3 sẽ khai mạc vào sáng 21-5 tới và kéo dài trong khoảng 25 ngày./.
Các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra dự án luật đã mở nhiều hội thảo dưới hình thức trực tuyến để thu hút ý kiến đóng góp của đông đảo cử tri, nhất là các chuyên gia trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Việc cung cấp tài liệu cho các đại biểu tại Kỳ họp cũng đã được đổi mới theo hình thức dữ liệu điện tử để tiết kiệm chi phí. Số buổi họp truyền hình, truyền thanh trực tiếp cũng đã tăng hơn so với Kỳ họp trước với 9 buổi để tuyên truyền rộng rãi đến cử tri và nhân dân cả nước.
Liên quan đến việc sửa đổi Luật Đất đai 1993, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, đây là dự luật lớn, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Việc sửa đổi Luật Đất đai phải bám sát các nội dung và tiến trình sửa đổi Hiến pháp. Vì vậy, chỉ sau khi thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi thì Quốc hội mới có thể tiến hành xem xét, tiến hành và thông qua Luật Đất đai sửa đổi.
Theo nội dung tại buổi họp báo, 13 dự án Luật dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp lần này gồm: Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Phòng chống rửa tiền; Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng chống tác hại thuốc lá; Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật giá; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Giám định tư pháp; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Quảng cáo; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Biển Việt Nam.
Trong số 7 Nghị quyết dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp này, đáng chú ý là Nghị quyết về các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012; Nghị quyết về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và đặc biệt, Quốc hội sẽ xem xét có thể thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.
Cũng tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với 6 dự án luật, bao gồm: Luật Xuất bản; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Luật sư (sửa đổi).
Quốc hội cũng sẽ xem xét, thảo luận, cho ý kiến đối với một số báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, trong đó đáng chú ý là Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế...
Trong thời gian diễn ra Kỳ họp thứ 3, Quốc hội sẽ dành thời gian để xem xét vấn đề nhân sự. Trình tự, thủ tục xem xét được tiến hành theo các quy định của pháp luật.
Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, Kỳ họp thứ 3 sẽ khai mạc vào sáng 21-5 tới và kéo dài trong khoảng 25 ngày./.
Việt Nam - Israel tăng cường hợp tác về nông nghiệp  (18/05/2012)
Bổ nhiệm ông Đào Minh Tú là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước  (18/05/2012)
Pháp công bố thành phần chính phủ mới  (18/05/2012)
Ký kết khai thác, chế biến Đất hiếm giữa Việt Nam - Nhật Bản ở mỏ lớn nhất Việt Nam  (18/05/2012)
Bàn các giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương bốn (khóa XI)  (17/05/2012)
Bàn các giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương bốn (khóa XI)  (17/05/2012)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay