Ban Đối ngoại Trung ương cần làm tốt dự báo chiến lược
Là cơ quan tham mưu của Ban chấp hành Trung ương về các chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực đối ngoại, Ban Đối ngoại Trung ương đã cố gắng làm tốt việc theo dõi tình hình thế giới và khu vực, tổ chức nghiên cứu, đề xuất, tham mưu, phục vụ đắc lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác đối ngoại; chủ trì xây dựng và trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiều đề án quan trọng về đối ngoại, trong đó có đề án “Tăng cường quan hệ đối ngoại của Đảng trong tình hình mới.”
Ban đã tham gia xây dựng và có những đóng góp tích cực vào việc chuẩn bị văn kiện của Đại hội XI của Đảng; tham mưu chủ trương và triển khai các biện pháp có tính đột phá, thúc đẩy và tăng cường quan hệ với một số đảng cầm quyền. Việc chuẩn bị và tổ chức thành công các chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư, các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng khác của lãnh đạo Đảng, đã góp phần nâng cấp khuôn khổ quan hệ và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu và hiệu quả, thiết thực.
Ban Đối ngoại Trung ương đã thực hiện có hiệu quả, chất lượng nhiệm vụ thẩm định hoặc tham gia thẩm định các đề án, tờ trình về đối ngoại; cố gắng làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách về công tác đối ngoại của Đảng, việc thực hiện các thỏa thuận cấp cao giữa Đảng ta với các đảng; từng bước mở rộng và tăng cường quan hệ phối hợp với các địa phương trong thực hiện các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng.
Tại buổi làm việc, các ý kiến, kiến nghị tập trung vào việc tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương, phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại nói chung, trong đó có đối ngoại Đảng; kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác lễ tân, tăng cường nguồn lực và cơ sở vật chất cho hoạt động đối ngoại của Đảng.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế giao ban định kỳ hàng năm về công tác đối ngoại giữa các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương; tăng cường quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại; tăng cường công tác thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Ban Đối ngoại Trung ương, là cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng về lĩnh vực đối ngoại; nhiệt liệt biểu dương những kết quả mà Ban Đối ngoại Trung ương đã đạt được trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, cả về tham mưu, thẩm định, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại của Đảng; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thành tốt công tác đối ngoại nói chung.
Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với hơn 200 đảng ở 114 nước, trong đó có 94 đảng cộng sản, đảng công nhân, 46 đảng cầm quyền. Ban Đối ngoại Trung ương cũng đã làm tốt công tác xây dựng nội bộ cơ quan, tiếp tục phát huy truyền thống hơn 60 năm đoàn kết, phấn đấu xây dựng và trưởng thành.
Tổng Bí thư đã thắng thắn chỉ rõ những hạn chế trong công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược, thẩm định, phản biện các đề án đối ngoại, quản lý các hoạt động đối ngoại...; phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan và các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với công tác đối ngoại Đảng trong giai đoạn sắp tới.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho công tác đối ngoại Đảng càng nặng nề hơn, đa dạng, phức tạp hơn. Làm sao xử lý thỏa đáng các mối tương quan giữa mở cửa hội nhập với giữ vững độc lập tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại với việc gìn giữ, phát huy quan hệ với các nước bạn bè truyền thống.
Trong thời gian tới, Ban Đối ngoại Trung ương cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; nắm chắc đường lối nội đội và đối ngoại mà Đảng ta đã đề ra; thấm nhuần 6 bài học kinh nghiệm và 9 nhiệm vụ công tác đối ngoại cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Tổng Bí thư nhấn mạnh nhiệm vụ số một là nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược.
Ban Đối ngoại Trung ương cần tổ chức lực lượng, nghiên cứu bài bản, đặt hàng, chắt lọc, tổng hợp, khâu nối kết quả nghiên cứu của các cơ quan, bộ, ngành hữu quan, các học viện, nhà trường... phục vụ đắc lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Bên cạnh đó, Ban Đối ngoại Trung ương cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định; quản lý thống nhất, chặt chẽ các hoạt động đối ngoại, chủ động đề xuất, kiên quyết can gián, tránh tình trạng trùng lắp, nhiều đoàn cùng đến một địa bàn, nội dung làm việc như nhau.
Cùng với việc tiếp tục tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng, Ban Đối ngoại Trung ương cần tập trung làm tốt công tác xây dựng cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, không ngừng học tập, rèn luyện, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư mong muốn các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn nữa, để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ quan trọng và ngày càng phức tạp đang đặt ra đối với công tác đối ngoại nói chung, trong đó có đối ngoại Đảng, đóng góp xứng đáng vào cuộc cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tổng Bí thư đã ghi nhận những ý kiến, kiến nghị xác đáng của Ban Đối ngoại Trung ương và hy vọng trong thời gian tới Ban Đối ngoại Trung ương sẽ có những bước chuyển biến thật sự trên các lĩnh vực công tác, xứng đáng là cơ quan tham mưu quan trọng của Ban chấp hành Trung ương Đảng về lĩnh vực đối ngoại./.
Kinh nghiệm quốc tế về tránh “bẫy thu nhập trung bình”  (23/12/2011)
“Nối vòng tay lớn-Vì người nghèo” diễn ra tối 31-12  (23/12/2011)
Việt Nam-Thái Lan tăng cường trao đổi kinh nghiệm  (23/12/2011)
Phát triển quan hệ Pháp-Việt Nam lên tầm cao mới  (23/12/2011)
Ngân hàng trung ương châu Âu cho vay lượng tiền kỷ lục  (23/12/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên