Chủ tịch nước làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng
Kim ngạch xuất khẩu đạt 230 triệu USD, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 588 tỷ đồng, tăng 16, 4% so với kế hoạch. Cao Bằng là địa phương phổ cập giáo dục tiểu học đạt 167/167 xã, đạt 100%. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bước đầu triển khai hiệu quả tại 37/179 xã. Công tác quản lý khai thác khoáng sản được quy hoạch theo hướng chế biến sâu, giúp tăng giá trị tài nguyên.
Thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, tỉnh chỉ đạo các ban ngành địa phương thực hiện đúng đắn, nghiêm minh công tác điều tra, truy tố, xét xử, không để xảy ra oan sai. Bên cạnh thuận lợi, chương trình phát triển kinh tế xã hội tại Cao Bằng cũng gặp khó khăn: diện tích canh tác nông nghiệp ít, chỉ khoảng 9% diện tích tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chưa trở thành hàng hóa lớn. Đời sống bộ phận người dân ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn. Tiến độ triển khai một số dự án xây dựng, giao thông trên địa bàn còn chậm.
Là tỉnh có nhiều danh thắng, nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại Cao Bằng còn yếu. Nhằm tạo đà cho giai đoạn tăng trưởng kinh tế xã hội mới, tỉnh Cao Bằng đề xuất Trung ương tạo điều kiện về cơ chế đầu tư để nâng cấp Quốc lộ 3, phát triển hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh, Tà Lùng, bổ sung vốn đầu tư cho các dự án phát triển du lịch; điều chỉnh và công bố quy hoạch Thác Bản Giốc và công nhận Khu di tích lịch sử Pác Bó là khu di tích đặc biệt của quốc gia.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao nỗ lực của các ban ngành đoàn thể tỉnh Cao Bằng trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội. Trong bối cảnh lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của cả nước, Cao Bằng vẫn giữ ổn định nhịp độ phát triển trên 11% là thành công đáng ghi nhận.
Chia sẻ với những khó khăn của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Chủ tịch nước cho rằng, để thực hiện đạt mục tiêu tăng trưởng trên 12% vào năm 2012, Cao Bằng cần bám sát nội dung chỉ đạo tại Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng, thực hiện tốt quản lý nhà nước trên địa bàn, có cơ chế phù hợp, linh động để thu hút được mọi nguồn lực tiềm ẩn trong nhân dân.
Chủ tịch nước đồng ý với những định hướng của Cao Bằng trong giai đoạn tới, theo đó sẽ tập trung thực hiện 6 chương trình trọng tâm. Đó là phát triển sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp; phát triển kinh tế cửa khẩu, trọng tâm là cửa khẩu Trà Lĩnh; nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở; phát triển du lịch, phát triển hạ tầng giao thông; xây dựng và phát triển thị xã Cao Bằng giai đoạn 2011-2015; học tập quán triệt triển khai nghị quyết đại hội Đảng các cấp, thực hiện nội dung theo đúng yêu cầu chỉ đạo của Trung ương.
Với các công trình giao thông trọng yếu còn thi công dang dở, gây trở ngại cho giao thông, Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh cùng phối hợp với các bộ ngành Trung ương, bố trí vốn thực hiện dứt điểm. Về phương hướng xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch nước lưu ý ban chỉ đạo tỉnh cần chỉ đạo sát thực tế, phát huy lợi thế đặc thù của từng cụm dân cư.
Chủ tịch nước căn dặn, thời gian tới, Trung ương Đảng sẽ tập trung bàn về chủ đề xây dựng cơ sở Đảng. Là địa phương truyền thống cách mạng, tổ chức cơ sở đảng được kiện toàn trong sạch vững mạnh, Tỉnh ủy Cao Bằng cần chuẩn bị đóng góp đề xuất ý kiến, bổ sung thực tiễn để làm sáng rõ lý luận./.
Xây dựng đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu hiện nay  (09/12/2011)
Nâng cao sức cạnh tranh của tập đoàn kinh tế nhà nước  (09/12/2011)
Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và sự phát triển bền vững  (09/12/2011)
Để phát triển văn hóa – văn học, nghệ thuật thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực tăng trưởng kinh tế và xã hội  (09/12/2011)
Việt Nam - Lào - Campuchia thúc đẩy Tam giác phát triển  (09/12/2011)
Chủ tịch nước thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng  (09/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên