Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 12-9-2011 đến ngày 18-9-2011)
1. Mỹ lần đầu tiên
mở cửa Khu tưởng niệm các nạn nhân 11-9 đón khách tham quan
Lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố 11-9-2001 tại Mỹ
2. Diễn đàn Kinh tế Bai-can lần thứ 7
Ngày 12-9-2011, tại thành phố I-rơ-cút-xcơ (Irkutsk,
miền Đông Xi-bi-ri) đã diễn ra Diễn đàn Kinh tế Bai-can (Baikal) lần thứ 7 với chủ
đề “Chính sách nhà nước về phát
triển khu vực Viễn Đông và Bai-can”. Khoảng 1.795 đại
biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hàng chục đoàn đến từ các tỉnh lân cận đã tới tham dự. Tại Diễn đàn năm nay, các chính trị gia, chuyên gia và thương
gia nổi tiếng của Nga và nước ngoài đã tập trung thảo luận về các vấn đề chiến lược phát triển khu vực
Viễn Đông và Đông Xi-bi-ri của Nga, tìm kiếm biện pháp tăng khối lượng khai
thác và chế suất dầu khí cũng như nâng cao vai trò của Đông Xi-bi-ri trong quan
hệ thương mại với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với trữ lượng dầu
mỏ ước đạt 15-20 triệu tấn, Đông Xi-bi-ri được đánh giá có vị thế quan trọng
trong lĩnh vực khai thác nhiên liệu hydrocarbon và hiện khu vực này đang dần
vươn lên vị trí hàng đầu, vượt qua khu vực Tây Xi-bi-ri. Phân tích triển vọng
tăng trưởng kinh tế Đông Xi-bi-ri, các đại biểu tham gia diễn đàn đã nhất trí
rằng Đông Xi-bi-ri đang đứng trước cơ hội lịch sử có một không hai để thực hiện
bước nhảy vọt và trở thành điểm tựa phát triển kinh tế của các nước khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Dự đoán, trong vài năm tới, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản và In-đô-nê-xi-a có thể trở thành bạn hàng quan trọng tiêu thụ các sản
phẩm công nghiệp của Đông Xi-bi-ri.
3. ICAO chú trọng các biện pháp mới chống khủng bố
|
Các khiếm khuyết vẫn tồn tại trong quản lý nhân dạng hoặc những sai sót an ninh liên quan đến các chứng thư đi lại |
Trong các ngày từ 12 đến 15-9-2011, tại
thành phố Môn-trê-an (Montreal) của Ca-na-đa), Tổ chức Hàng không dân dụng quốc
tế (ICAO) tổ chức Hội nghị và triển lãm lần thứ 7 về các chứng thư đi lại có thể
đọc được bằng máy (MRTD), các tiêu chuẩn an ninh và sinh trắc học để thảo luận
các biện pháp ngăn chặn khủng bố và các tội phạm xuyên quốc gia hiệu quả hơn. Hơn 500 quan
chức các chính phủ, các tổ chức quốc tế và các cơ quan thực thi luật pháp, phát
triển công nghệ và căn cước nhân dạng tham gia Hội nghị. Tổng Thư ký ICAO Ray-môn
Ben-gia-min (Raymond Benjamin) cho rằng, các khiếm khuyết vẫn tồn tại trong quản
lý nhân dạng hoặc những sai sót an ninh liên quan đến các chứng thư đi lại đã bị
các phần tử khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia khai thác. Vì vậy, ICAO và các
nước thành viên cần khắc phục khâu yếu nhất này trong các nỗ lực bảo đảm an
ninh, ổn định, quản trị tốt cũng như quy chế của luật pháp.
4. IAEA
thông qua kế hoạch hành động bảo đảm an toàn hạt nhân
Ngày
13-9-2011, Ban giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) gồm 35
thành viên đã thông qua kế hoạch hành động toàn cầu nhằm tăng cường an toàn hạt
nhân sau sự cố tại nhà máy hạt nhân Phư-cư-si-ma (
5. Khai mạc khóa họp thứ 66 của Đại hội
đồng Liên hợp quốc
Ngày 13-9-2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã khai mạc khóa họp thứ 66 với lời kêu gọi các nước trên thế giới hợp tác chặt chẽ hơn nữa cùng giải quyết các cuộc khủng hoảng từ các cuộc xung đột liên quan đến biến đổi khí hậu. Chương trình nghị sự của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66 gồm gần 170 đề mục bao trùm 7 vấn đề then chốt là: các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, an ninh lương thực, vai trò hòa giải và các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột, tái xây dựng và củng cố năng lực các nhà nước sau xung đột, giải trừ quân bị và cải tổ Liên hợp quốc. Tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66 Na-xia Áp-đu-la-dít An Na-xơ (Nassir Abdulaziz Al-Nasser) đã nêu 4 lĩnh vực trọng tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 66. Một là, giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp. Hai là, Đại hội đồng Liên hợp quốc cần được tiếp sức sống mới để có quyền hạn lớn hơn, hiệu quả cao hơn, đặc biệt trong phản ứng sớm với các cuộc khủng hoảng và thúc đẩy cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sau 6 thập kỷ tồn tại và phát triển. Ba là, cải thiện việc ngăn chặn và phản ứng trước thiên tai và các thảm họa do con người gây ra. Bốn là, phát triển bền vững và thịnh vượng toàn cầu. Ông An-Na-sơ nhấn mạnh ưu tiên đạt các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đúng thời hạn vào năm 2015.
6. ASEAN và EU tăng cường hợp tác chống khủng hoảng
Ngày 14-9-2011, theo tuyên bố của Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tại thủ đô Gia-các-ta (Jakarta) của In-đô-nê-xi-a, Tổng Thư ký ASEAN Xu-rin Pít-xu-văn (Surin Pitsuwan) và Ủy viên Ủy ban châu Âu phụ trách hợp tác quốc tế về ứng phó khủng hoảng và viện trợ nhân đạo Cri-xta-li-na Gioóc-giê-va (Kristalina Georgieva) đã thảo luận một loạt chương trình hợp tác giữa ASEAN và Liên minh châu Âu (EU). Cuộc thảo luận của hai quan chức nói trên tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi ý kiến chuyên môn, tổ chức diễn tập chung nhằm nâng cao khả năng ứng phó với khủng hoảng, giảm thiểu các nguy cơ và đối phó với thảm họa. Quan chức hai bên đã nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác thiết thực hơn nữa giữa Trung tâm điều phối cứu trợ nhân đạo và phòng chống thiên tai ASEAN và Cơ quan cứu trợ nhân đạo của Ủy ban châu Âu. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí cho rằng tình hình Mi-an-ma đã có bước phát triển tích cực, bày tỏ hy vọng ASEAN và EU sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển này.
7. Thất nghiệp trong khu vực OECD gia tăng
Ngày 15-9-2011, báo cáo “Triển vọng việc làm năm 2011” của các chuyên gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy: tình trạng thất nghiệp đang ngày càng gia tăng tại các nước thuộc tổ chức OECD. Các chuyên gia cũng cảnh báo, nguy cơ thất nghiệp mang tính dài hạn ngày càng cao và kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới cần có ngay những biện pháp cụ thể, hiệu quả để tạo ra thêm nhiều việc làm mới, đặc biệt là việc làm dài hạn tại mỗi quốc gia. Báo cáo nêu rõ: "Tình trạng thất nghiệp ngày một tăng cao tại các nước OECD. Những thống kê về kinh tế vừa qua cho thấy những việc làm được tạo ra vẫn còn rất ít và hầu hết chỉ mang tính ngắn hạn”. Riêng trong tháng 7-2011, tỷ lệ thất nghiệp tại các nước OECD ở mức 8,2%. Hiện tổng cộng có khoảng trên 44 triệu người tại 34 nước thuộc OECD không có việc làm. Trong buổi họp báo chiều 15-9-2011 tại Pa-ri, Tổng thư ký OECD An-ghên Gu-ri-a (Angel Gurria) cũng nhấn mạnh, hai vấn đề cấp thiết hiện nay là: thất nghiệp trong giới trẻ và thất nghiệp dài hạn. Đây là hai trong những nhân tố chính gây ra sự nghèo đói.
8. Diễn đàn Đa-vốt mùa Hè 2011
Từ ngày 13 đến ngày 16-9-2011, tại thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Đông Bắc Trung Quốc) đã diễn ra Diễn đàn Kinh tế thế giới Đa-vốt (Davos) lần thứ 5, còn gọi là Diễn đàn Đa-vốt mùa Hè. Với chủ đề "Quan tâm và chú trọng chất lượng tăng trưởng, nắm chắc và kiểm soát cơ cấu kinh tế", Diễn đàn đã thu hút hơn 1.600 đại biểu đến từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tới tham dự. Sau ba ngày họp bàn, các đại biểu đã thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và những trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Diễn đàn Đa-vốt mùa Hè năm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi sau "bão" tài chính, nhưng những nhân tố bất ổn và không xác định vẫn xuất hiện ngày một nhiều. Thực tế này đặt ra nhu cầu cấp bách buộc các nước cần tăng cường hợp tác và cùng nhau đối phó với các thách thức. Cùng với Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Đa-vốt (Thụy Sĩ) được tổ chức vào mùa Đông, Diễn đàn Kinh tế thế giới Đa-vốt mùa Hè ra đời từ năm 2007 với mục đích thảo luận, nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và sáng tạo khoa học - kỹ thuật từ góc nhìn châu Á. Dự kiến Diễn đàn Đa-vốt mùa Hè năm 2012 sẽ được tổ chức tại Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc.
9. Liên hợp quốc quyết định trao ghế thành viên
cho NTC Li-bi
Ngày 16-9-2011, với tỉ lệ 114 phiếu thuận, 17 phiếu chống và
15 phiếu trắng, Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hội đồng Dân
tộc Chuyển tiếp (NTC) Li-bi là đại diện hợp pháp nắm giữ ghế thành viên của
Li-bi tại Liên hợp quốc, bất chấp sự phản đối của một số nước Mỹ La tinh và
châu Phi. Động thái trên đồng nghĩa với việc Chủ tịch NTC, ông Mu-xta-pha
Áp-đen Gia-lin (Mustafa Abdel Jalil) sẽ có thể tham dự cuộc họp của các nhà
lãnh đạo thế giới tại Liên hợp quốc ở Niu Oóc (New York) vào tuần tới. Ông
Gia-lin dự kiến gặp Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma (B.Obama) và các nhà lãnh đạo khác
bên lề cuộc họp của Đại Hội đồng Liên hợp quốc. Hiện có khoảng 90 quốc gia công
nhận NTC, lực lượng đã lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo Mu-am-mơ Ga-đa-phi (Muammar
Gaddafi). Tuy nhiên, Liên minh châu Phi (AU) cho tới nay vẫn từ chối thừa nhận
NTC và gắn điều này với một "lộ trình" cho Li-bi, theo đó yêu cầu
thiết lập một chính phủ đa đại diện tại quốc gia Bắc Phi này.
10. Đảng Vì nước Thái cam
kết hàn gắn quan hệ với Cam-pu-chia
Ngày 17-9-2011, một nhóm gồm 35 nghị sĩ Đảng
Vì nước Thái (Puea Thai) cầm quyền và các lãnh đạo Mặt trận thống nhất dân chủ
chống độc tài (UDD) - còn gọi là phe "áo đỏ" tại Thái Lan, đang ở
thăm Cam-pu-chia, đã cam kết cải thiện quan hệ giữa hai nước sau 3 năm lạnh nhạt
do xung đột biên giới. Tuyên bố trên được đưa ra trong một cuộc họp kéo dài trong
hai giờ của nhóm nghị sĩ Thái Lan với các quan chức cấp cao Cam-pu-chia do Thủ
tướng Cam-pu-chia Hun Sen chủ trì, diễn ra tại Cung Hòa bình ở thủ đô Phnôm
Pênh (Phnom Penh) của Cam-pu-chia. Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, ông Veng Tô-gi-ra-can (Weng Tojirakarn), một trong các nhà lãnh đạo
"áo đỏ," khẳng định mục đích chuyến thăm là nhằm cải thiện quan hệ giữa
Thái Lan và Cam-pu-chia. Ông Veng Tô-gi-ra-can nhấn mạnh mong muốn xây dựng lại
mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, tái lập hòa bình và thúc đẩy hợp tác song
phương. Giữa Thái Lan và Cam-pu-chia đã xảy ra một số cuộc đụng độ tại biên giới
liên quan đến tranh chấp lãnh thổ gần ngôi đền cổ Prết Vi-hia
(Preah Vihear) sau khi Tổ
chức UNESCO công nhận ngôi đền này là Di sản Thế giới từ ngày 7-7-2008. Tuy
nhiên, quan hệ giữa hai bên đã bớt căng thẳng sau khi Đảng Vì nước Thái của Thủ
tướng Dinh-lúc Xin-vắt (Yingluck Shinawatra) chiến thắng trong cuộc tổng tuyển
cử hồi tháng 7 vừa qua.
11. WB kêu
gọi thực hiện bình đẳng giới để thúc đẩy tăng trưởng
Ngày 18-9-2011, tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), trong báo cáo của mình, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, một quốc gia thực hiện quyền bình đẳng giới không chỉ bảo đảm được một quyền xã hội quan trọng mà đó còn là nền kinh tế thông minh. Với tựa đề "Báo cáo Phát triển của Thế giới năm 2012: Bình đẳng giới và sự phát triển", báo cáo khẳng định những nước tạo được cơ hội và điều kiện làm việc cho phụ nữ đều có thể tăng hiệu quả năng suất lao động cũng như cải thiện đời sống cho trẻ em; quyền bình đẳng giới được bảo đảm tốt hơn đồng nghĩa với việc thực thi pháp luật có hiệu quả hơn, thúc đẩy tiền đồ phát triển cho tất cả các lĩnh vực trong xã hội. Giám đốc WB Rô-bớt Giô-ê-lích (Robert Zoellick) đánh giá: thế giới đã đạt được những thành quả nhất định trong bình đẳng giới, bằng chứng là trong 5 năm qua WB đã giải ngân 65 tỉ USD nhằm hỗ trợ công tác giáo dục trẻ em gái, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ cũng như giúp họ tiếp cận các nguồn vốn, đất đai, dịch vụ nông nghiệp, việc làm và cơ sở hạ tầng khác. WB cho biết sẽ tiếp tục công việc hỗ trợ này, đồng thời tìm các biện pháp thúc đẩy chương trình nghị sự nhằm phát huy tối đa tiềm năng của "một nửa" dân số thế giới. Tổ chức này còn phối hợp với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tổ chức một cuộc họp hằng năm về vấn đề này vào cuối tháng 9-2011./.
Quan chức Pa-le-xtin và I-xra-en thảo luận vấn đề Pa-le-xtin xin gia nhập Liên hợp quốc  (19/09/2011)
Từ "quyền can thiệp" đến "trách nhiệm bảo vệ"  (19/09/2011)
Liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở An Giang - thực trạng và giải pháp  (19/09/2011)
Quản lý giá vàng - cần cơ chế minh bạch và phương pháp khoa học  (19/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên