Lao động nữ di cư: thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
14:49, ngày 19-09-2011
TCCSĐT - Rời bỏ vùng nông thôn đến các đô thị lớn để kiếm sống là câu chuyện di cư của nhiều lao động nữ những năm qua. Đây là hiện tượng tự nhiên trong nền kinh tế thị trường nhưng cũng là thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần có sự định hướng và hỗ trợ của các nhà chức trách, của các cấp, các ngành.
Lao động nữ di cư
Di cư ở nước ta thường gắn với tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn. Trong 15 năm trở lại đây, cùng với ảnh hưởng lan tỏa của nền kinh tế thị trường, di dân diễn ra với quy mô rộng lớn, với điều kiện và hình thái khác trước, trở thành một yếu tố không thể không xem xét trong việc tìm kiếm lời giải đối với sự nghiệp phát triển nông thôn và sinh kế bền vững của người nông dân. Di cư lao động có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là khu vực nông thôn, tham gia vào phân công lao động trong nước và thị trường lao động thế giới.
Lao động di cư tự phát từ nông thôn vào các đô thị lớn là hiện tượng hết sức mới mẻ ở Việt Nam, xuất hiện từ sau những năm đổi mới. Nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, chiếm 70% lực lượng lao động của cả nước, lực lượng lao động nữ ở khu vực này chiếm một lượng đáng kể (50,3%) tương đương khoảng 16 triệu người. Tình trạng thiếu việc làm cho lao động nữ ở nông thôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và toàn xã hội, vì phụ nữ nông thôn thường là những người nghèo, tỷ lệ thất nghiệp chiếm một số lượng rất lớn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng di cư lao động nữ ở vùng nông thôn. Di cư lao động nói chung và di cư lao động nữ nói riêng diễn ra một cách ồ ạt đã gây ra nhiều sức ép cho quá trình phát triển của các thành phố, như bùng nổ dân số, cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng được, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, gây ra bất bình đẳng trong xã hội...
Do vậy, lao động di cư là một trong những vấn đề nổi cộm, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trên quan điểm giới, lao động di cư liên quan chặt chẽ đến cơ hội tiếp cận các nguồn lực lợi ích của phụ nữ và nam giới, đặc biệt là quyền lao động và các quyền hợp pháp khác cũng như sức khỏe, hạnh phúc gia đình và vị thế xã hội của phụ nữ lao động di cư và phụ nữ là thân nhân của lao động di cư. Nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ rời quê hương đi kiếm sống là vì kinh tế: do cuộc sống nghèo khổ, do thu nhập quá thấp, thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, ước muốn đổi đời, do có bà con họ hàng hoặc người cùng quê giới thiệu công việc hoặc do hoàn cảnh chồng đi làm ăn xa chị em phải theo chồng để giữ gìn hạnh phúc.
Những người lao động di cư nghèo và không có kĩ năng, tay nghề phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình di cư. Tuy nhiên, lao động nữ di cư gặp phải nhiều thách thức khác so với nam giới.
Phần lớn phụ nữ lao động di cư cho rằng, thu nhập của họ khi đi làm ăn xa cao hơn thu nhập tại quê nhà nhưng vẫn thấp hơn mức thu nhập của nam giới. Mặt khác, khi đi làm ăn ở các tỉnh, thành khác, bản thân người phụ nữ được cải thiện về kỹ năng sống, kỹ năng lao động nhưng họ luôn luôn đứng trước áp lực của công việc và sự rủi ro trong lao động như: thời gian lao động quá dài (10 – 12 giờ/ngày), mức lương thấp so với thời gian lao động, không có hợp đồng và bảo hiểm lao động, bị “quản thúc” trong các công xưởng, nhà máy, nơi ăn, chốn ở không bảo đảm..., là nạn nhân của bệnh tật, tệ nạn xã hội và các tổ chức buôn bán người. Phụ nữ lao động di cư hầu như không được bảo đảm các quyền công dân cơ bản như quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền bầu cử và ứng cử, quyền tham gia các tổ chức chính trị, xã hội ở cả nơi đi và nơi đến. Họ cũng bị hạn chế trong việc thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ khi phải lưu lạc kiếm sống hoặc một mình gánh vác công việc gia đình, nuôi dạy con cái khi chồng đi làm ăn xa.
Một nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Trần Quang Tiến (Học viện Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) cho thấy: tình trạng lao động nữ di cư ngày càng nhiều hơn nam giới với tỷ lệ tương ứng 57% và 43%, di cư của nữ diễn ra nhanh từ cuối những năm 1990, họ dồn đến các khu công nghiệp và thành phố lớn, đa số là lao động trẻ, dưới 30 tuổi và chưa kết hôn.
Theo các chuyên gia dân số, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với thị trường lao động được mở rộng tại Việt Nam đã có tác động lên các dòng người di cư trong vòng mười năm trở lại đây. Kết quả cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: số phụ nữ chiếm hơn một nửa số dân di cư nội địa và tỷ lệ này tiếp tục gia tăng theo thời gian. Tổng số dân di cư nội tỉnh và liên tỉnh trong 5 năm, từ năm 2004-2009 tăng lên 6,7 triệu người so với 4,5 triệu người vào giai đoạn năm 1994- 1999. Tỷ suất dân di cư giữa các vùng đã tăng mạnh, từ 19 phần ngàn năm 1999 lên 30 phần ngàn năm 2009. Trong đó, di cư liên tỉnh cũng tăng từ 29 phần ngàn lên 43 phần ngàn. Bên cạnh đó, dân di cư liên huyện trong tỉnh cũng gia tăng, từ 16 phần ngàn lên 22 phần ngàn còn di cư liên xã lại tăng không đáng kể.
Theo các nhà xã hội học, do chịu tác động của đô thị hóa, trong 10 năm trở lại đây, phụ nữ dễ kiếm được việc làm hơn nam giới và cũng thích nghi nhanh hơn. Theo đó, dòng dân di cư trôi nổi theo thời vụ kiếm việc, cụ thể dân di cư nông thôn - thành thị và thành thị - thành thị liên tục gia tăng là nữ giới, khiến tỷ lệ nữ di cư từ nông thôn ra thành thị tăng đáng kể so với nam giới.
Theo bà Rie Vejs Kjeldgaard - Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, hiện tượng lao động di cư nên được xem là một phương thức giảm nghèo. Tuy nhiên, để tạo sự an toàn cho lao động di cư cần tăng cường hơn nữa vai trò của đoàn thể tại địa phương có người di cư đến; đẩy mạnh triển khai các đề án đào tạo nghề của Chính phủ, trong đó chú ý đến đào tạo nghề và hỗ trợ mở nghề ngay tại địa phương; cung cấp miễn phí các tài liệu, thông tin về các đường dây nóng, địa chỉ giúp đỡ cho lao động di cư nói chung và lao động nữ di cư nói riêng.
Tuy di cư có thể nâng cao sự bình đẳng và tạo cơ hội cho phụ nữ mà khi ở nhà không có, nhưng cũng có thể dẫn đến vi phạm quyền con người nghiêm trọng. Ngày nay buôn bán người là thương mại bất hợp pháp lớn thứ ba sau ma túy và buôn lậu vũ khí. Tuy nhiên, khác với hai trường hợp sau, các nạn nhân bị buôn bán vẫn là một nguồn “thu nhập” thường xuyên bị bóc lột cho đến khi họ ốm đau, quá kiệt sức không tiếp tục bóc lột được nữa; bị lạm dụng; thiếu sự bảo vệ của luật pháp; bị bạo lực; dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh khác...
Đa số lao động nữ di cư thường nghèo và trẻ, tuổi từ 20 đến 39 tuổi khi di cư. Họ thường tập trung làm việc tại các cụm nghề “của phụ nữ” như lao động giúp việc gia đình, các công việc phục vụ vệ sinh, bán lẻ, làm công nhân trong những nhà máy nhỏ, các xưởng sản xuất... Lao động nữ di cư thường thiếu tiếp cận thông tin về các quá trình pháp lí, những thủ tục và luật pháp lao động. Điều này càng khiến họ dễ có nguy cơ bị lạm dụng và bị bóc lột, đời sống tinh thần của lao động nữ di cư cũng rất nghèo nàn, chỉ bó hẹp trong phòng trọ, không có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để hòa nhập cộng đồng.
Gợi ý một số giải pháp
Một là, giảm dòng di cư tự do thông qua đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh và các làng nghề nhằm thu hút lao động nữ nông thôn tại chỗ, tạo sự liên kết kinh tế giữa các khu công nghiệp với nông thôn, giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ tạo việc làm và thu nhập ổn định nhằm giảm thiểu di cư.
Thứ hai, tăng cường cung cấp thông tin tại cấp xã cho lao động di cư, đặc biệt là thông tin về việc làm và thị trường lao động (thông tin về nơi đến; cơ hội việc làm; thủ tục đăng ký; khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và hỗ trợ xã hội...) để người lao động có các quyết định đúng đắn hơn trước khi đi, tránh được những rủi ro do thiếu thông tin hay thông tin sai lệch.
Thứ ba, chính quyền đô thị nên có biện pháp hữu hiệu và phù hợp hơn trong việc đáp ứng nhu cầu nhà ở và các khu dịch vụ cho người nhập cư, bảo đảm chỗ ở cho người lao động, không để họ rơi vào tình trạng thuê nhà không đủ điều kiện sống tối thiểu. Tăng cường quản lý về trật tự an ninh xã hội trong vùng có đông lao động nữ di cư.
Thứ tư, cải tiến chính sách hộ khẩu linh hoạt hơn và không gây phiền hà cho người dân. Người nhập cư cống hiến sức lao động của mình cho sự phát triển chung của xã hội, vì vậy không thể coi họ là công dân đô thị loại hai, không nên sử dụng hộ khẩu như một công cụ nhằm phân biệt người di cư với người địa phương, làm cản trở sự tiếp cận của họ đối với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Thứ năm, tăng cường tạo việc làm bền vững thông qua đào tạo nghề, bồi dưỡng, tuyên truyền kiến thức về kỹ năng sống cho người lao động. Lao động nữ nông thôn hiện nay không chỉ thiếu chuyên môn mà cả kiến thức xã hội, giao tiếp cộng đồng. Đối với họ, dạy nghề không thôi chưa đủ mà cần đưa cả kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy, giúp họ có được tác phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật lao động và có tinh thần đồng đội khi làm việc ở bất cứ môi trường nào.
Thứ sáu, cần lập một bộ phận chuyên trách có chức năng theo dõi, trợ giúp/ hỗ trợ, quản lý lao động di cư tại cả nơi đi và nơi đến thông qua việc thêm chức năng cho ủy ban nhân dân các xã/ phường, các trung tâm giới thiệu việc làm và cơ quan lao động địa phương./.
Di cư ở nước ta thường gắn với tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn. Trong 15 năm trở lại đây, cùng với ảnh hưởng lan tỏa của nền kinh tế thị trường, di dân diễn ra với quy mô rộng lớn, với điều kiện và hình thái khác trước, trở thành một yếu tố không thể không xem xét trong việc tìm kiếm lời giải đối với sự nghiệp phát triển nông thôn và sinh kế bền vững của người nông dân. Di cư lao động có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là khu vực nông thôn, tham gia vào phân công lao động trong nước và thị trường lao động thế giới.
Lao động di cư tự phát từ nông thôn vào các đô thị lớn là hiện tượng hết sức mới mẻ ở Việt Nam, xuất hiện từ sau những năm đổi mới. Nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, chiếm 70% lực lượng lao động của cả nước, lực lượng lao động nữ ở khu vực này chiếm một lượng đáng kể (50,3%) tương đương khoảng 16 triệu người. Tình trạng thiếu việc làm cho lao động nữ ở nông thôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và toàn xã hội, vì phụ nữ nông thôn thường là những người nghèo, tỷ lệ thất nghiệp chiếm một số lượng rất lớn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng di cư lao động nữ ở vùng nông thôn. Di cư lao động nói chung và di cư lao động nữ nói riêng diễn ra một cách ồ ạt đã gây ra nhiều sức ép cho quá trình phát triển của các thành phố, như bùng nổ dân số, cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng được, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, gây ra bất bình đẳng trong xã hội...
Do vậy, lao động di cư là một trong những vấn đề nổi cộm, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trên quan điểm giới, lao động di cư liên quan chặt chẽ đến cơ hội tiếp cận các nguồn lực lợi ích của phụ nữ và nam giới, đặc biệt là quyền lao động và các quyền hợp pháp khác cũng như sức khỏe, hạnh phúc gia đình và vị thế xã hội của phụ nữ lao động di cư và phụ nữ là thân nhân của lao động di cư. Nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ rời quê hương đi kiếm sống là vì kinh tế: do cuộc sống nghèo khổ, do thu nhập quá thấp, thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, ước muốn đổi đời, do có bà con họ hàng hoặc người cùng quê giới thiệu công việc hoặc do hoàn cảnh chồng đi làm ăn xa chị em phải theo chồng để giữ gìn hạnh phúc.
Những người lao động di cư nghèo và không có kĩ năng, tay nghề phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình di cư. Tuy nhiên, lao động nữ di cư gặp phải nhiều thách thức khác so với nam giới.
Phần lớn phụ nữ lao động di cư cho rằng, thu nhập của họ khi đi làm ăn xa cao hơn thu nhập tại quê nhà nhưng vẫn thấp hơn mức thu nhập của nam giới. Mặt khác, khi đi làm ăn ở các tỉnh, thành khác, bản thân người phụ nữ được cải thiện về kỹ năng sống, kỹ năng lao động nhưng họ luôn luôn đứng trước áp lực của công việc và sự rủi ro trong lao động như: thời gian lao động quá dài (10 – 12 giờ/ngày), mức lương thấp so với thời gian lao động, không có hợp đồng và bảo hiểm lao động, bị “quản thúc” trong các công xưởng, nhà máy, nơi ăn, chốn ở không bảo đảm..., là nạn nhân của bệnh tật, tệ nạn xã hội và các tổ chức buôn bán người. Phụ nữ lao động di cư hầu như không được bảo đảm các quyền công dân cơ bản như quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền bầu cử và ứng cử, quyền tham gia các tổ chức chính trị, xã hội ở cả nơi đi và nơi đến. Họ cũng bị hạn chế trong việc thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ khi phải lưu lạc kiếm sống hoặc một mình gánh vác công việc gia đình, nuôi dạy con cái khi chồng đi làm ăn xa.
Một nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Trần Quang Tiến (Học viện Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) cho thấy: tình trạng lao động nữ di cư ngày càng nhiều hơn nam giới với tỷ lệ tương ứng 57% và 43%, di cư của nữ diễn ra nhanh từ cuối những năm 1990, họ dồn đến các khu công nghiệp và thành phố lớn, đa số là lao động trẻ, dưới 30 tuổi và chưa kết hôn.
Theo các chuyên gia dân số, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với thị trường lao động được mở rộng tại Việt Nam đã có tác động lên các dòng người di cư trong vòng mười năm trở lại đây. Kết quả cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: số phụ nữ chiếm hơn một nửa số dân di cư nội địa và tỷ lệ này tiếp tục gia tăng theo thời gian. Tổng số dân di cư nội tỉnh và liên tỉnh trong 5 năm, từ năm 2004-2009 tăng lên 6,7 triệu người so với 4,5 triệu người vào giai đoạn năm 1994- 1999. Tỷ suất dân di cư giữa các vùng đã tăng mạnh, từ 19 phần ngàn năm 1999 lên 30 phần ngàn năm 2009. Trong đó, di cư liên tỉnh cũng tăng từ 29 phần ngàn lên 43 phần ngàn. Bên cạnh đó, dân di cư liên huyện trong tỉnh cũng gia tăng, từ 16 phần ngàn lên 22 phần ngàn còn di cư liên xã lại tăng không đáng kể.
Theo các nhà xã hội học, do chịu tác động của đô thị hóa, trong 10 năm trở lại đây, phụ nữ dễ kiếm được việc làm hơn nam giới và cũng thích nghi nhanh hơn. Theo đó, dòng dân di cư trôi nổi theo thời vụ kiếm việc, cụ thể dân di cư nông thôn - thành thị và thành thị - thành thị liên tục gia tăng là nữ giới, khiến tỷ lệ nữ di cư từ nông thôn ra thành thị tăng đáng kể so với nam giới.
Theo bà Rie Vejs Kjeldgaard - Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, hiện tượng lao động di cư nên được xem là một phương thức giảm nghèo. Tuy nhiên, để tạo sự an toàn cho lao động di cư cần tăng cường hơn nữa vai trò của đoàn thể tại địa phương có người di cư đến; đẩy mạnh triển khai các đề án đào tạo nghề của Chính phủ, trong đó chú ý đến đào tạo nghề và hỗ trợ mở nghề ngay tại địa phương; cung cấp miễn phí các tài liệu, thông tin về các đường dây nóng, địa chỉ giúp đỡ cho lao động di cư nói chung và lao động nữ di cư nói riêng.
Tuy di cư có thể nâng cao sự bình đẳng và tạo cơ hội cho phụ nữ mà khi ở nhà không có, nhưng cũng có thể dẫn đến vi phạm quyền con người nghiêm trọng. Ngày nay buôn bán người là thương mại bất hợp pháp lớn thứ ba sau ma túy và buôn lậu vũ khí. Tuy nhiên, khác với hai trường hợp sau, các nạn nhân bị buôn bán vẫn là một nguồn “thu nhập” thường xuyên bị bóc lột cho đến khi họ ốm đau, quá kiệt sức không tiếp tục bóc lột được nữa; bị lạm dụng; thiếu sự bảo vệ của luật pháp; bị bạo lực; dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh khác...
Đa số lao động nữ di cư thường nghèo và trẻ, tuổi từ 20 đến 39 tuổi khi di cư. Họ thường tập trung làm việc tại các cụm nghề “của phụ nữ” như lao động giúp việc gia đình, các công việc phục vụ vệ sinh, bán lẻ, làm công nhân trong những nhà máy nhỏ, các xưởng sản xuất... Lao động nữ di cư thường thiếu tiếp cận thông tin về các quá trình pháp lí, những thủ tục và luật pháp lao động. Điều này càng khiến họ dễ có nguy cơ bị lạm dụng và bị bóc lột, đời sống tinh thần của lao động nữ di cư cũng rất nghèo nàn, chỉ bó hẹp trong phòng trọ, không có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để hòa nhập cộng đồng.
Gợi ý một số giải pháp
Một là, giảm dòng di cư tự do thông qua đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh và các làng nghề nhằm thu hút lao động nữ nông thôn tại chỗ, tạo sự liên kết kinh tế giữa các khu công nghiệp với nông thôn, giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ tạo việc làm và thu nhập ổn định nhằm giảm thiểu di cư.
Thứ hai, tăng cường cung cấp thông tin tại cấp xã cho lao động di cư, đặc biệt là thông tin về việc làm và thị trường lao động (thông tin về nơi đến; cơ hội việc làm; thủ tục đăng ký; khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và hỗ trợ xã hội...) để người lao động có các quyết định đúng đắn hơn trước khi đi, tránh được những rủi ro do thiếu thông tin hay thông tin sai lệch.
Thứ ba, chính quyền đô thị nên có biện pháp hữu hiệu và phù hợp hơn trong việc đáp ứng nhu cầu nhà ở và các khu dịch vụ cho người nhập cư, bảo đảm chỗ ở cho người lao động, không để họ rơi vào tình trạng thuê nhà không đủ điều kiện sống tối thiểu. Tăng cường quản lý về trật tự an ninh xã hội trong vùng có đông lao động nữ di cư.
Thứ tư, cải tiến chính sách hộ khẩu linh hoạt hơn và không gây phiền hà cho người dân. Người nhập cư cống hiến sức lao động của mình cho sự phát triển chung của xã hội, vì vậy không thể coi họ là công dân đô thị loại hai, không nên sử dụng hộ khẩu như một công cụ nhằm phân biệt người di cư với người địa phương, làm cản trở sự tiếp cận của họ đối với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Thứ năm, tăng cường tạo việc làm bền vững thông qua đào tạo nghề, bồi dưỡng, tuyên truyền kiến thức về kỹ năng sống cho người lao động. Lao động nữ nông thôn hiện nay không chỉ thiếu chuyên môn mà cả kiến thức xã hội, giao tiếp cộng đồng. Đối với họ, dạy nghề không thôi chưa đủ mà cần đưa cả kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy, giúp họ có được tác phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật lao động và có tinh thần đồng đội khi làm việc ở bất cứ môi trường nào.
Thứ sáu, cần lập một bộ phận chuyên trách có chức năng theo dõi, trợ giúp/ hỗ trợ, quản lý lao động di cư tại cả nơi đi và nơi đến thông qua việc thêm chức năng cho ủy ban nhân dân các xã/ phường, các trung tâm giới thiệu việc làm và cơ quan lao động địa phương./.
Từ "quyền can thiệp" đến "trách nhiệm bảo vệ"  (19/09/2011)
Liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở An Giang - thực trạng và giải pháp  (19/09/2011)
Quản lý giá vàng - cần cơ chế minh bạch và phương pháp khoa học  (19/09/2011)
Diễn đàn Kinh tế thế giới Đa-vốt lần thứ 5 - cùng cam kết và hành động  (19/09/2011)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm tỉnh Xi-ha-núc Vin  (19/09/2011)
Thế giới đang đối mặt với nhiều thiên tai  (19/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên