Trì trệ kinh tế và tư duy mới
Những con số đáng lo ngại
Cho đến thời điểm này, cái đáy của chu kỳ kinh tế dường như chưa có dấu hiệu kết thúc. Trái lại, ngày càng có thêm nhiều dấu hiệu cho thấy làn sóng khủng hoảng kinh tế đang có cơ quay trở lại. Suốt tuần qua, hàng loạt những con số đáng lo ngại càng làm cho bức tranh thêm phần u ám.
Theo số liệu chính thức của Chính phủ Mỹ, tình trạng việc làm hầu như không được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục duy trì ở mức rất cao - 9,1%. Lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm tụt xuống còn 2,04%, gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu.
Trong quý II năm 2011, kinh tế châu Âu chỉ tăng có 0,2%. Mức thất nghiệp cao đẩy bất bình xã hội lan rộng. Không hiếm trường hợp khủng hoảng kinh tế đã biến thành khủng hoảng đường phố với những cuộc biểu tình nhuốm màu bạo lực. Nguy cơ vỡ nợ quốc gia lan rộng khắp châu Âu. Khả năng ứng cứu nội khối ơ-rô gần như tê liệt.
Tình hình u ám khiến không ít các nhà phân tích cho rằng: làn sóng khủng hoảng sẽ quay lại. Tuần trước, Pôn Cru-man, nhà kinh tế học đoạt giải thưởng Nô-ben khẳng định: xác suất tái khủng hoảng đang là 50%. Một nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nữa là Nô-ri-en Ru-bi-ni, Chủ tịch Roubini Global Economics cho rằng: kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn sóng gió mới với đỉnh điểm được dự báo là năm 2013.
Tờ The Washington Post viết: “Sau hơn một năm kiên trì và quyết liệt cắt giảm chi tiêu ngân sách, các chính quyền châu Âu từ Ma-đrít đến Fran-fuốc vẫn đối mặt với sự trì trệ kinh tế và buộc phải tự hỏi: “Hay là ta đã giải không đúng bài toán cần giải?”.
Vấn đề là tăng trưởng kinh tế
Mặc dù ngày càng nhiều chuyên gia kinh tế nhận ra rằng “phương thuốc” cắt giảm nợ công không phải là lời giải cho bài toán kinh tế hiện nay, nhưng trước khó khăn nội tại và sức ép của các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ các nước nợ châu Âu vẫn buộc phải cam kết thực thi một chính sách thắt lưng buộc bụng. Mới đây, ngày 31-8, Bồ Đào Nha đã công bố một kế hoạch “đầy tham vọng” rằng sẽ kéo nợ công về số không trong vòng 5 năm tới. Để đạt được điều đó, chính phủ nước này sẽ phải cắt giảm “đến mức không thể chịu đựng được” các khoản chi ngân sách.
Nhà kinh tế học Pôn Cru-man đã phải thốt lên: “Tại sao lại cứ phải nhất nhất làm theo những chỉ dẫn trong các giáo trình kinh tế vĩ mô mà không chịu hiểu một điều: tình huống không chuẩn tắc của nền kinh tế thế giới hiện nay đòi hỏi phải có những lời giải không chuẩn tắc? Tại sao các chính phủ lại cứ đinh ninh rằng tiết kiệm ngân sách là lối thoát duy nhất cho khó khăn kinh tế của đất nước họ? Các nhà hoạch định chính sách đang giải không đúng bài toán của mình: họ chiến đấu với cái bóng, trong lúc những vấn đề thực tế vẫn tiếp tục căng thêm”.
C. La-gác-đơ, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng thể hiện một cái nhìn mới hơn về mục tiêu kinh tế cần theo đuổi trên tờ Financial Times: “Cắt giảm khối nợ công khổng lồ là cần thiết, nhưng các chính phủ châu Âu cần phải đặt lên hàng đầu mục tiêu trước mắt là tăng trưởng kinh tế”. Bà cho rằng: ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới 2008 nổ ra, các chính trị gia quốc tế đã chung tay hành động vì mục tiêu đó. Nỗ lực ấy đã giúp thế giới thoát khỏi một cuộc đại khủng hoảng lần thứ hai. Giờ đây, kinh nghiệm đó cần phải được lặp lại để ngăn chặn tái suy thoái và hướng nền kinh tế thế giới vào con đường tăng trưởng cân đối, ổn định và tự tin.
Nhà kinh tế học Nô-ri-en Ru-bi-ni còn quyết liệt hơn: “Chúng ta không thể đợi 5 năm nữa mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chúng ta phải thúc đẩy ngay bây giờ, ngay hôm nay. Cần phải thúc đẩy nền kinh tế đi lên trong thời hạn ngắn nhất, nếu không cuộc đại khủng hoảng lần thứ hai sẽ đổ sập xuống đầu chúng ta”.
Sự đổi mới tư duy kinh tế nói trên đang được thể hiện bằng những chính sách cụ thể. Tuần trước, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma công bố kế hoạch thúc đẩy kinh tế Mỹ thông qua việc tạo thêm việc làm trị giá 447 tỉ USD.
“Bất cứ nền kinh tế nào cũng phụ thuộc vào người tiêu dùng cuối cùng. V. Bra-gin, Giám đốc phân tích Alpha-Capital nhận xét: giờ đây, cho vay để tiêu dùng là không thể. Cách duy nhất để kích cầu là làm sao để người tiêu dùng làm ra nhiều tiền lương hơn và chi tiêu rộng rãi hơn. Kế hoạch của B.Ô-ba-ma nhằm trúng mục tiêu đó”.
Theo kế hoạch, 65 tỉ USD sẽ được chi để giảm một nửa thuế cho 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động, 160 triệu lao động Mỹ sẽ được giảm thuế một nửa trong năm tới mà không bị cắt giảm các phúc lợi đang hưởng, 49 tỉ USD trợ cấp cho 6 triệu người thất nghiệp, 35 tỉ USD tăng lương cho những người hưởng lương từ ngân sách (lính cứu hỏa, cảnh sát, giáo viên,…), 30 tỉ USD hiện đại hóa trường học, 50 tỉ USD xây dựng hạ tầng,…
Tổng thống B. Ô-ba-ma không ngần ngại tuyên bố kế hoạch thúc đẩy việc làm nói trên sẽ gia tăng đáng kể công nợ của Chính phủ Mỹ, điều trái ngược với mong muốn cắt giảm thâm hụt ngân sách mà chính phủ này theo đuổi từ hai năm nay.
Trong khi đó, ở châu Âu, Ai-len đã thoát khỏi sự giám sát của IMF sau khi đạt được những mục tiêu then chốt của chương trình ổn định vĩ mô. Mặc dù mức thất nghiệp còn cao, nhưng về cơ bản, khủng hoảng đã qua, tăng trưởng đã bắt đầu dương. Đất nước lại có thể tiếp cận các nguồn vốn quốc tế. Kết quả đó có được là nhờ một chính sách hoàn toàn không chuẩn tắc: không cắt giảm nợ công, không kiểm soát dòng vốn đầu tư và không phá giá đồng nội tệ.
Một luồng gió mới đang thổi vào tư duy của các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu, tạo ra những hy vọng mới thoát khỏi tình trạng trì trệ kinh tế hiện nay./.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng cao trong 7 tháng đầu năm  (15/09/2011)
Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng về an ninh và bảo vệ an ninh trật tự trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng”  (15/09/2011)
Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng về an ninh và bảo vệ an ninh trật tự trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng”  (15/09/2011)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục cải tiến, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng  (15/09/2011)
Hội nghị bàn tròn “Những triển vọng hợp tác mới Nga – ASEAN”  (15/09/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên