Nhiều doanh nghiệp và đại học của Si-ca-gô muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam
Trong khuôn khổ diễn đàn tại Câu lạc bộ Si-ca-gô do Hội đồng Toàn cầu Si-ca-gô tổ chức vào sáng ngày 13-9 với sự tham gia của đại diện nhiều công ty lớn, trong đó có Phó Chủ tịch tập đoàn Boeing Rích Gây-ơ-bách (Rik Geiersbach), trường đại học danh tiếng và trung tâm nghiên cứu tại Si-ca-gô, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Quốc Cường đã trình bày về quan hệ Việt - Mỹ, nhấn mạnh mục tiêu mà lãnh đạo hai nước đặt ra nhằm nâng quan hệ hiện nay lên một mức đối tác mới.
Về thương mại, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cho biết, Việt Nam nằm trong số 12 nước mà chính quyền Mỹ chọn để thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ trong 5 năm, đồng thời tin trưởng rằng, với Việt Nam, Mỹ hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu này. Ông nhấn mạnh rằng, các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Việt Nam chủ yếu có tính bổ sung cho nhau và không mang tính cạnh tranh. Về lĩnh vực đầu tư, Đại sứ Việt Nam bày tỏ mong muốn Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Đại diện các doanh nghiệp đã đặt nhiều câu hỏi về môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, những vấn đề thời sự như kiềm chế lạm phát, giảm bớt thủ tục hành chính, phát triển nguồn năng lượng sạch, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp của Việt kiều đặt ra khi tiếp xúc với Đại sứ Việt Nam vào ngày 12-9 trước đó. Một số doanh nghiệp và nhà nghiên cứu rất quan tâm đến xu hướng của một số nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc tới một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Các doanh nhân người Việt đã đưa ra một số đề xuất như thành lập mạng lưới cung cấp thông tin lẫn nhau giữa các doanh nghiệp ở trong nước và các doanh nghiệp của người Việt Nam ở Mỹ. Câu hỏi được nhiều đại biểu quan tâm là liệu Việt Nam có mở thêm cơ quan đại diện thương mại hay tổng lãnh sự quán tại thành phố Si-ca-gô hay không. Si-ca-gô hiện là một trong 10 trung tâm tài chính của thế giới. Ông Ma-sô Bâu-tơn (Marshall Bouton), Chủ tịch Hội đồng Toàn cầu Si-ca-gô cho rằng, sự có mặt của một cơ quan đại diện Việt Nam tại thành phố này là rất cần thiết vì hiện không có cơ quan đại diện của Việt Nam trong khoảng cách 700 dặm (hơn 1100 km) tính từ Si-ca-gô.
Về vấn đề giáo dục, các vị Chủ tịch của Đại học Chicago, trường đại học lớn thứ 8 của nước Mỹ, và Đại học Northwestern rất quan tâm đến những ý kiến của Đại sứ Nguyễn Quốc Cường về hợp tác đào tạo đại học và sau đại học, trong đó có việc đưa thêm sinh viên Việt Nam sang đào tạo, tăng cường hợp tác giữa các trường đại học tại thành phố với các trường đại học của Việt Nam và thành lập các cơ sở của đại học Mỹ tại Việt Nam. Hiện Đại học Loyala đã và đang triển khai một dự án theo hướng này. Ngoài ra, trường Đại học Chicago, nơi giáo sư Ngô Bảo Châu làm việc đã có chương trình hợp tác với Đại học Quốc gia Việt Nam.
Ông Ma-sô Bâu-tơn, một người am hiểu về Việt Nam, đề nghị phía Việt Nam cử một số chuyên gia, người làm chính sách và học giả trong lĩnh vực kinh tế đến nghiên cứu và trao đổi với các trường đại học tại thành phố Si-ca-gô, vì tại đây có nhiều trung tâm, trường đại học nổi tiếng về lĩnh vực kinh tế và quản lý.
Theo thống kê mới nhất, hiện có khoảng 13.000 sinh viên Việt Nam đang theo học các chương trình khác nhau tại các trường đại học của Mỹ. Với con số này, Việt Nam là nước có nhiều sinh viên theo học tại Mỹ đông nhất trong số các nước ASEAN.
Ngày 14-9-2011, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã có cuộc gặp với Phó Thị trưởng thành phố Si-ca-gô Mác An-giê-son (Mark Angelson). Trước đó, cũng trong chuyến công tác, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã có nhiều cuộc tiếp xúc trao đổi với các giáo sư người Việt Nam đang giảng dạy, nghiên cứu tại Si-ca-gô và các sinh viên Việt Nam đang theo học tại đây./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục cải tiến, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng  (15/09/2011)
Hội nghị bàn tròn “Những triển vọng hợp tác mới Nga – ASEAN”  (15/09/2011)
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng*  (14/09/2011)
Liệu NATO có can thiệp quân sự vào Xi-ri?  (14/09/2011)
Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phát triển lý luận văn học nghệ thuật  (14/09/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên