Các địa phương đồng loạt tiến hành kiểm phiếu
TCCSĐT – Việc bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã kết thúc lúc 19h ngày 22-5 trong cả nước. Công tác kiểm phiếu, làm biên bản, niêm phong phiếu bầu để bàn giao cho Ban bầu cử cũng đã được tiến hành. Theo qui định, chậm nhất đến ngày 29-5, Ủy ban bầu cử phải nộp biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương cho Hội đồng bầu cử.
Theo thống kê tính đến 19h30 ngày 22-5, tỷ lệ cử tri của cả nước đi bầu đạt 97,1%. Có 21 tỉnh, thành đạt trên 99%, 29 tỉnh, thành đạt từ 95 - 99%. Cao nhất là Thừa Thiên - Huế, với tỷ lệ đi bầu trên 99,9%.
Thành phố Hà Nội: tính đến hơn 18h chiều ngày 22-5, tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu là 4.624.126 người, đạt tỷ lệ 98,23%.
Thành phố Hồ Chí Minh: số cử tri tham gia đi bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã đạt tỉ lệ cao với 99,81%.
Bắc Kạn: kết thúc thời hạn bỏ phiếu, toàn tỉnh đã có 213.267/214.101 cử tri đi bỏ phiếu, đạt 99,65%; trong đó 88/122 xã, phường, 784/866 khu vực bầu cử đạt 100% số cử tri đi bỏ phiếu. Huyện Pác Nặm, một huyện núi cao, đặc biệt khó khăn, xa xôi nhất của tỉnh Bắc Kạn, có tỉ lệ cử tri đi bầu cử cao nhất, đạt 99,99%. Ba Bể cũng là huyện đặc biệt khó khăn đạt 99,98% cử tri đi bầu cử; thị xã Bắc Kạn đạt 99,98%; Chợ Mới đạt 99,63%; Na Rì đạt 99,45%; Bạch Thông đạt 99,23%; Chợ Đồn đạt 99,20%, Ngân Sơn đạt 98,89% cử tri đi bỏ phiếu.
Hải Phòng: tỉ lệ cử tri đi bầu toàn thành phố đạt 99,43%. Trong đó, số cử tri trong danh sách đi bầu là 1.402.730, cử tri vãng lai là 2.488; có 96/223 xã đạt tỉ lệ cử tri đi bầu là 100%. Trước đó, ngày 21-5, 100% cử tri huyện đảo Bạch Long Vỹ đã đi bầu cử. Hải Phòng là 1 trong 10 tỉnh, thành phố triển khai thí điểm không tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân cấp quận, huyện, phường.
Bình Dương: toàn tỉnh đã có 1.070.104 cử tri tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, đạt tỉ lệ 98,72%. Phần lớn các khu vực bỏ phiếu kết thúc bỏ phiếu lúc 19 giờ. Trong đó các huyện đạt tỉ lệ cử tri đi bầu cử cao là Phú Giáo và Dầu Tiếng: 99,98%, thị xã Thủ Dầu Một: 99,37%, Tân Uyên: 99,24%... Trước đó, lúc 18 giờ đã có 342 khu vực bầu cử và 25 xã hoàn thành bỏ phiếu. Nhìn chung, công tác an ninh trật tự an toàn bầu cử trên địa bàn tỉnh được bảo đảm, cử tri là công nhân lao động nhập cư được tỉnh quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, nên đã có trên 92% cử tri thuộc diện này tham gia bầu cử.
Bà Rịa – Vũng Tàu: kết thúc bầu cử ngày 22-5, toàn tỉnh có 740.873/841.241 cử tri toàn tỉnh đi bầu, đạt tỉ lệ 99,95%. Trong đó, 4 huyện, thị xã đạt 100% số cử tri đi bầu là thị xã Bà Rịa, các huyện Long Điền, Đất Đỏ và Côn Đảo. Huyện có số cử tri đi bầu thấp nhất là Xuyên Mộc cũng đạt tới 99,72% số cử tri đi bầu. Toàn tỉnh còn có 982 cử tri vãng lai tham gia bỏ phiếu bầu, trong đó, lớn nhất là Thành phố Vũng Tàu với 543 cử tri, tiếp đến là huyện Xuyên Mộc với 216 cử tri. Toàn tỉnh có 806/843 khu vực bỏ phiếu và 75/82 xã, phường, thị trấn có số cử tri trong danh sách đi bầu đạt 100%, trong đó riêng xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc) hoàn thành bầu cử từ 10 giờ sáng.
Hưng Yên: đạt 97,4% trong tổng số hơn 870 nghìn cử tri, đi bỏ phiếu bầu cử. Trong đó, cao nhất là thành phố Hưng Yên đạt hơn 99,7%. Các huyện: Phù Cừ, Yên Mĩ, Văn Lâm, Mĩ Hào, Kim Động đạt từ 97% đến hơn 98%. Toàn tỉnh có 478 tổ bầu cử và 27 xã, phường, thị trấn đạt 100% số cử tri đi bỏ phiếu.
Bắc Giang: Đến 18 giờ 30 ngày 22-5, có 1.126.405 cử tri, đạt 98,13% tổng số cử tri trong danh sách bầu cử của tỉnh, đã đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Toàn tỉnh có 1.259 tổ bầu cử có 100% số cử tri đã bỏ phiếu (trong đó có 46 tổ bầu cử trong quân đội và công an); có 1191 cử tri vãng lai tham gia bỏ phiếu tại tỉnh. Các địa phương có tỷ lệ cử tri đi bầu là: huyện Sơn Động đạt 99,84%, huyện Yên Thế đạt 99,63%, huyện Lạng Giang đạt 99,18%, huyện Lục Ngạn đạt 99,16%, thành phố Bắc Giang đạt 99,07%.
Theo báo cáo của các địa phương, tình hình thời tiết tại các địa phương cơ bản rất thuận lợi cho công tác bầu cử, giao thông, liên lạc bảo đảm thông suốt.
Tuy nhiên, vào nửa cuối buổi chiều, theo báo cáo của Ủy ban Bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ở một số địa phương thời tiết có diễn biến xấu, như ở tỉnh Hậu Giang; Ninh Kiều, Thới Lai của thành phố Cần Thơ… có mưa rất to.
Các huyện Hà Quảng, Hạ Lang, Quảng Uyên và Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng có mưa to và lốc gây mất điện.
Ngay sau khi kết thúc bầu cử theo quy định là 19h ngày 22-5, tổ bầu cử phải lập biên bản kiểm phiếu gửi cho ban bầu cử trong vòng chậm nhất ba ngày kể từ ngày bầu cử, nghĩa là ngày 25-5.
Về thời gian công bố kết quả, chậm nhất ngày 29-5, Ủy ban Bầu cử phải nộp biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương cho Hội đồng bầu cử. Căn cứ vào biên bản này, Hội đồng bầu cử sẽ công bố kết quả bầu cử và danh sách người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Chậm nhất ngày 27-5 phải công bố kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp xã; 29-5 với đại biểu HĐND cấp huyện ở miền xuôi; 1-6 với đại biểu HĐND các huyện miền núi, hải đảo và HĐND các tỉnh, thành đồng bằng. Với các tỉnh miền núi, kết quả bầu cử đại biểu HĐND tỉnh phải công bố chậm nhất vào ngày 6-6./.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 4  (23/05/2011)
Việt Nam tham gia Bảo tàng Phật giáo quốc tế tại Xri Lan-ca  (23/05/2011)
Truyền thông quốc tế đưa tin bài về ngày bầu cử của Việt Nam  (22/05/2011)
Cử tri tin tưởng những đại biểu trúng cử phát huy tối đa quyền hạn, trách nhiệm, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp  (22/05/2011)
Cả nước tưng bừng ngày hội lớn của dân tộc  (22/05/2011)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay