ILO cảnh báo nguy cơ phân biệt đối xử lan rộng trong các thị trường lao động
Ngày 18-5, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã lên tiếng báo động về nguy cơ phân biệt đối xử lan rộng trong các thị trường lao động trên thế giới. Tổng Giám đốc ILO, Hoan Xô-ma-vi-a (Juan Somavia) nhấn mạnh: khó khăn về kinh tế đã làm lan rộng tệ phân biệt đối xử tại nơi làm việc nói riêng và trong xã hội nói chung. Các biện pháp khắc khổ và cắt giảm ngân sách của các cơ quan quản lý và thanh tra lao động làm phương hại nghiêm trọng đến khả năng của các cơ quan này ngăn chặn sự trỗi dậy và lan rộng của tệ phân biệt đối xử và bất bình đẳng trong các thị trường lao động trên toàn cầu.
Báo cáo mới nhất của ILO về bình đẳng tại nơi làm việc năm 2011 cảnh báo mặc dù thế giới đạt nhiều tiến bộ tích cực trong thực hiện luật chống phân biệt đối xử, nhưng khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây đã tạo ra không gian mới cho tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc nhằm vào nhiều nhóm người lao động, đặc biệt là lao động di cư, đe doạ xoá bỏ các thành tựu về bình đẳng đã đạt được trong nhiều thập kỷ.
Báo cáo của ILO nhấn mạnh 8 biểu hiện phân biệt đối xử tại nơi làm việc trước hết nhằm vào phụ nữ và lao động di cư. Lương của phụ nữ trung bình chỉ bằng 70% đến 90% lương của lao động nam trong cùng công việc. Không chỉ bị quấy rối tình dục, vấn đề ngày càng đáng quan tâm ở nơi làm việc, mà phụ nữ còn bị phân biệt đối xử liên quan đến chức năng mang thai và sinh đẻ. Các hàng rào cản trở bình đẳng trong tuyển dụng và việc làm trong thị trường lao động đã xuất hiện trở lại, đặc biệt đối với cộng đồng thiểu số, lao động nhập cư và 650 triệu người tàn tật trên thế giới. 64% số người châu Âu được thăm dò cho biết khủng hoảng kinh tế còn dẫn đến phân biệt đối xử tại nơi làm việc theo độ tuổi và ở các nước phát triển, phân biệt đối xử dựa trên lối sống.
ILO đề xuất 4 ưu tiên để chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bao gồm thúc đẩy phê chuẩn và thực thi hai Công ước cơ bản của ILO về bình đẳng và không phân biệt đối xử; phát triển và chia sẻ tri thức về loại trừ phân biệt đối xử trong tuyển dụng và việc làm; phát triển năng lực thể chế của các nước thành viên ILO để thực hiện hiệu quả hơn quyền cơ bản không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc; tăng cường quan hệ đối tác quốc tế với các đối tác hành động thúc đẩy bình đẳng./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại Long An  (19/05/2011)
Tổng Giám đốc IMF từ chức  (19/05/2011)
ITU: Công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng phổ cập trên toàn cầu  (19/05/2011)
Khai mạc hội nghị hành lang kinh tế Bắc - Nam  (19/05/2011)
Liên hợp quốc: Các dữ liệu HDI có thể được tiếp cận trên toàn cầu thông qua Google  (19/05/2011)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 168 (20-5-2011)  (19/05/2011)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay