*** Hồ sơ

 

- Phiến quân và khủng bố

 

Sự kiện ngày 11-9-2011 là 1 hồi chuông cảnh báo: Khủng bố quốc tế đã lan rộng toàn cầu. Cũng sau sự kiện chấn động này, khủng bố trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của cả nhân loại, đồng thời mở ra kỷ nguyên cho sự hợp tác quốc tế chống khủng bố trên toàn thế giới. Đến nay, còn khá nhiều người vẫn cho rằng, việc Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan mới chỉ giải quyết phần ngọn chứ chưa thể giải quyết triệt để hang ổ, mầm mống của khủng bố. Vừa qua, Mỹ đã tiêu diệt được “trùm khủng bố” Bin Laden, song các phiến quân nổi dậy, đặc biệt là những kẻ liều chết dám tử vì đạo trong nhóm khủng bố Al Qaeda vẫn còn hiện hữu. Nhiều người lo ngại, sau cái chết của Bin Laden, các tổ chức khủng bố “gần gũi” với Al Qaeda sẽ tiến hành nhiều vụ ám sát hơn, không chỉ ở Pakistan, Afghanistan mà còn lan rộng ở nhiều nước phương Tây.


*** Vấn đề và bình luận


Minh Đức – Cải hóa phiến quân Taliban


Trong 2 năm, lực lượng Taliban đã kiểm soát thung lũng Swat ở phía Bắc Pakistan. Giờ đây, Chính quyền Islamabad đã giành được quyền kiểm soát thung lũng này và đang cố gắng cải hóa những người từng ủng hộ lực lượng Hồi giáo cực đoan. Tham gia cải tạo, các cựu phiến quân Taliban được dạy cách làm thế nào để trở thành “người Hồi giáo tốt”.


Trần Nhàn – Cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối


Từ xa xưa tới nay, việc sử dụng bạo lực để thực hiện mục đích và lợi ích luôn là biểu hiện của phản kháng bất bình hay của trấn áp đối phó. Sự ra đời của các tổ chức và lực lượng phiến quân đều có nguồn gốc từ sự bất đồng quan điểm về ý thức hệ đến mức không thể dung hòa được nữa, hay từ sự bất bình dồn tụ dai dẳng không được giải tỏa.


Phạm Nhẫn – Tiếp trước và khác trước


Việc Mỹ tiêu diệt người đứng đầu mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda, Osama Bin Laden được Mỹ coi như 1 thắng lợi mang tính chất và ý nghĩa của 1 bước ngoặt trong cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ tiến hành lâu nay.


Vân Anh – Mỹ tài trợ cho phiến quân ở Libya: Bất chấp nguy cơ dính líu của Al Qaeda


Hôm 10-5-2011, chuyến hàng viện trợ đầu tiên của Mỹ cho quân nổi dậy ở Libya chống lại chính quyền của nhà lãnh đạo Moammarr Gaddafi đã tới thành trì của phiến quân tại Benghazi. Mỹ và phương Tây đang thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với phiến quân Libya, bất chấp cả những lo ngại rằng phiến quân dính tới khủng bố.


Trần Khánh – Chechnya: Từ ẩn ức quá khứ đến hiện tại tàn khốc


Chechnya là vùng đất sinh sống của những người Chechen theo đạo Hồi ở vùng núi phía Bắc Caucacus. Trong 200 năm trở lại đây, người Chechnya nằm dưới sự quản lý của Moscow, cho dù đôi lúc đã được hưởng quy chế tự trị ở nhiều cấp độ khác nhau. Sau khi Liên Xô sụp đổ, những phần tử ly khai người Chechnya đã phát động một chiến dịch rất quy mô nhằm tìm kiếm độc lập mà hậu quả của nó là 2 cuộc chiến khốc liệt liên tiếp và xu hướng nổi dậy ở nước Cộng hòa Chechnya hiện nay.


Ngọc Biên – Không kích: “Giết nhầm hơn bỏ sót”?


Một thập kỷ qua, lợi dụng chiêu bài chống chủ  nghĩa khủng bố và dân chủ, Mỹ đã đưa quân tấn công vào hàng loạt quốc gia có chủ quyền. Mỹ và đồng minh rêu rao các chiến dịch quân sự của họ nhằm mục đích bảo vệ dân thường, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. Thế nhưng, những người hứng chịu bom đạn Mỹ lại chủ yếu là những người dân vô tội. Đặc biệt, các cuộc không kích của Mỹ ở Afghanistan, Pakistan, Iraq hay Libya hiện nay bị lên án là thực hiện phương châm “giết nhầm hơn bỏ sót”.


*** Bên lề sự kiện


Thanh Vân – Chống phiến quân ở Iraq: “Trò trốn tìm” chưa có hồi kết

Cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Iraq vẫn chưa thể đi đến hồi kết. Bạo lực ở Iraq vẫn tiếp diễn, đe dọa cuộc sống thường nhật của người dân. “Đóng góp” vào sự bất ổn đó là vai trò không nhỏ của các lực lượng phiến quân Iraq. Quân đội Mỹ đã tiến hành hết chiến dịch chống phiến quân này đến chiến dịch khác nhưng mối de dọa vẫn còn đó.


Lan Phương – Abu Sayyaf – hành trình tới diệt vong


Với nhiều khách du lịch, thành phố Zamboanga ở cực Tây Nam Philippines giống như một mảnh của thiên đường nhiệt đới, với những cánh đồng hoa rực rỡ khoe sắc hương. Vì thế, thật khó để tưởng tượng rằng nơi đây từng được coi là mặt trận thứ 2 trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu do Mỹ phát động đầu những năm 2000. Bởi chỉ cách Zamboanga khoảng 2 giờ đi phà về phía Nam là đảo Basilan, căn cứ địa của nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan khét tiếng tàn bạo Abu Sayyaf.


Tiến Trung – Jemaah Islamiah – “bóng ma” khủng bố ám ảnh Đông Nam Á


Nhắc tới khủng bố, ở Mỹ người ta thường nhớ ngay đến mạng lưới Al Qaeda – 1 tổ chức luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Còn tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Jemaah Islamiah (JI) là cái tên khiến nhiều người khiếp sợ. Những vụ đánh bom đẫm máu do các phần tử JI gây ra trong những năm gần đây, khiến cái tên JI in đậm trong tâm trí nhiều người và là nỗi ám ảnh của nhiều quốc gia trong khu vực.

Vĩnh An - Colombia: Dai dẳng cuộc chiến tay ba

Colombia -1 trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Mỹ Latin, nhiều thập kỷ nay chìm đắm trong các cuộc đụng độ giữa các nhóm du kích cánh tả và các tổ chức vũ trang cánh hữu. Hai nhóm mạnh nhất là quân đội cách mạng Colombia (FARC) và quân đội giải phóng dân tộc (ELN) đều bik Nộ Ngoại giao Mỹ đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố. Dưới thời Tổng thống Alvaro Uribe, nhờ tiền bạc của Mỹ, cả 2 nhóm vũ trang kể trên đã phait hứng chịu nhiều tổn thất cả về nguồn lực lẫ tầm ảnh hưởng. Tuy vậy, đàm phán hòa bình giữa chính phủ và 2 nhóm nổi dậy trên vẫn gặp không ít khó khăn.

Hoàng Trung - Sudan bất ổn vì lực lượng nổi dậy

Từ năm 2003, các lực lượng chống Chính phủ Sudan liên tiếp nổi dậy khiến quốc gia rộng lớn nhất châu Phi luôn rơi vào tình trạng bất ổn. Nhiều cuộc xung đột đẫm máu xảy ra tại khu vực Darfur miền Tây Sudan đã làm hàng trăm nghìn người bị thiệt mạng và hơn 2 triệu người phải bỏ nhà ra đi lánh nạn.

*** Kinh tế và hội nhập

Việt Tùng - Quan hệ kinh tế EU và ASEAN: Tầm cao mới

Ngày 6-5-2011 tại Jakarta (Indonesia) diễn ra Phiên tham vấn lần thứ 10 của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) và Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu (EU). Diễn đàn thu hút trên 500 đại diện cấp cao, từ các doanh nghiệp hoạt động tại ASEAN và EU. Đây là bước phát triển mới giữa các nhà hoạch định chính sách trong việc nâng cao cơ hội kinh doanh giữa ASEAN và.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Lê Minh - Kỷ niệm 66 năm Ngày chiến thắng phát xít: Vì sao quá khứ bị xuyên tạc

Kỷ niệm 66 năm Ngày chiến thắng phát xít (9-5-1945 - 9-5-2011), tại nước Nga, các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đã diễn ra những cuộc duyệt binh quy mô lớn. Một loạt quốc gia khác như Argentina, Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Italia, Australia, Brazil, các nước Trung Đông... cũng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II, tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống phát xít. Đáng tiếc là, bên cạnh các hoạt động kỷ niệm, tri ân này đã diễn ra những hành động quá khích, những hoạt động tuyên truyền xuyên tạc lịch sử không thể chập nhận.

Minh Châu - Một ASEAN vững mạnh và năng động

Với chủ đề “Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu”, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 18 tại Indonesia cho thấy một ASEAN hướng ngoại, cân bằng trong chính sách phát triển và hòa nhịp với xu thế chung của thế giới, trong đó chú trọng tới việc mở rộng hợp tác với bên ngoài cũng như củng cố nội lực bên trong.

Lý Mạc Phù – “So bó đũa chọn cột cờ”

Một năm rưỡi trước ngày bầu cử tổng thống mới ở nước Mỹ và 1 tháng sau khi đương kim Tổng thống Mỹ B.Obama chính thức tuyên bố tái ứng cử, từ phía Đảng Cộng hòa đã có không ít nhân vật công khai ý định, hay nói đúng hơn là có tham vọng chạy đua với ông B.Obama giành quyền làm chủ Nhà Trắng vào tháng 11-2012.

*** Tư liệu giải mật

Thu Hằng – Sự thật về “đại gia đình gián điệp”

Kỳ I: John Walker và những mánh khóe

John Anthony Walker Jr được Liên Xô coi là 1 trong những điệp viên tài ba, bởi ông đã bán cho Ủy ban An ninh quốc gia (KGB) các thông tin mật về Hải quân Mỹ, khiến nước này thiệt hại hàng triệu USD. Trong sự nghiệp tình báo, Walker không chỉ hoạt động đơn thương độc mã, mà đã đào tạo và chiêu mộ rất nhiều người trong gia đình tham gia vào các chiến dịch phục vụ cho KGB.

*** Văn hóa - xã hội

Nguyễn Viết Tôn – “Ốc đảo” trên cao nguyên đá

Là xã vùng cao nằm vắt vẻo bên sườn núi đá tai mèo khô đốc, xã Sủng là, huyện Đồng Văn (Hà Giang) được ví như một “ốc đảo” trên cao nguyên đá. Những năm gần đây, được Đảng và Nhà nước đầu tư nhiều công trình phúc lợi, bộ mặt nông thôn miền núi, đời sống của đồng bào Mông, Lô Lô ở Sủng Là đang từng bước được đổi thay.

Vân Sơn – Mỹ: Vẫn loay hoay với bài toán thất nghiệp

9% là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 4-2011, tăng 0,2% so với tháng 3. Đây là số liệu thống kê mới nhất về tình hình việc làm và thất nghiệp mà Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6-5 vừa qua. Cũng theo thống kê này, mặc dù thị trường lao động có thêm 244.000 việc làm nhưng tỷ lệ thất nghiệp chưa giảm. Tình trạng thất nghiệp là nguy cơ trực tiếp đối với sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.

*** Văn học - nghệ thuật

Mỹ An – Liên hoan phim Cannes 2011 “hút” các sao lớn

Đêm 11-5, Liên hoan phim Cannes 2011 đã chính thức khai mạc tại Palais des Festivals (Pháp). Với sự hiện diện của hàng loạt ngôi sao nổi tiếng thế giới cùng danh sách 20 phim tranh giải được lựa chọn kỹ càng từ 1.715 số phim gửi dự thi, theo nhận định của hãng thông tấn Pháp AFP, chưa năm nào, Liên hoan phim Cannes lại hứa hẹn đem đến cho công chúng yêu điện ảnh sự náo nhiệt và sống động đến thế.

*** Nhân vật với lịch sử

Phương Thùy – Harold Pinter: Nhà viết kịch phản đối chiến tranh

Được công nhận là nhà viết kịch vĩ đại nhất nửa sau thế kỷ XX, Harold Pinter được nhận giả Nobel văn chương năm 2005. Sau khi quyết định trao giải thưởng cao quý này cho Harold Pinter, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã nhận xét: “…Harold Pinter đã khôi phục sân khấu trở lại những yếu tố cơ bản của nó, đó là 1 không gian khép kín và những đối thoại bất ngờ, nơi người ta phó thác cho người này hoặc người kia về những mẫu vụn của sự vờ vĩnh…”.

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới