Nhân ngày Liên Hợp Quốc 24-10: Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào công việc chung của khu vực và quốc tế
Nhân kỷ niệm 62 năm ngày Liên hợp quốc chính thức được thành lập (24-10-1945 - 24-10-2007), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trả lời phỏng vấn báo chí về mối quan hệ tích cực giữa Việt Nam và Tổ chức quốc tế này trong thời gian qua cũng như trong giai đoạn mới, khi Việt Nam vừa được tín nhiệm bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, thay mặt Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đã chân thành cảm ơn các nước, Liên hợp quốc, các tổ chức của Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế đã ủng hộ, hợp tác có hiệu quả với Việt Nam trong thời gian qua.
*Tiếp tục phát huy vị thế, đóng góp nhiều hơn nữa vào công việc chung của khu vực và quốc tế
|
Ảnh: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh |
Trả lời phỏng vấn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư cho rằng sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, phát huy cao độ nội lực, kết hợp khai thác các nguồn lực bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 thể hiện rõ nhất sự tin cậy và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vị thế và khả năng của Việt Nam trên nhiều mặt.
Đề cập đến những thuận lợi và thách thức đối với nước ta khi tham gia Liên hợp quốc với tư cách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổng Bí thư cho rằng, cương vị mới đem lại cho chúng ta vinh dự to lớn nhưng trách nhiệm cũng nặng nề. Tại diễn đàn Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ có tiếng nói và quyền tham gia quyết định các vấn đề trọng đại liên quan đến hòa bình, phát triển và an ninh quốc tế. Việt Nam sẽ có điều kiện để đóng góp thiết thực vào việc gìn giữ hòa bình, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia và góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của các dân tộc khác.
Tham gia trực tiếp vào các công việc của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, vì chúng ta sẽ tham gia vào quá trình xem xét, đề xuất và quyết định những vấn đề quan trọng về hòa bình, an ninh của các khu vực và thế giới, bảo đảm phù hợp với lợi ích chính đáng của tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có nước ta.
Tổng Bí thư nhấn mạnh rằng, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, quan hệ đối ngoại của ta đã có bước phát triển mới, nhân dân ta mong muốn đất nước tiếp tục phát huy vị thế quốc tế và vai trò đóng góp nhiều hơn nữa vào công việc chung của khu vực và quốc tế. Chúng ta cũng đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu từ các hoạt động đối ngoại. Với Liên hợp quốc, Việt Nam đã là một thành viên tích cực 30 năm nay, từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan Liên hợp quốc. Những nỗ lực của Việt Nam phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, thực hiện công cuộc đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, do đó, nhân dân thế giới càng có cơ sở để tin tưởng rằng Việt Nam sẽ đảm đương tốt trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ hai năm tới.
* Quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc sẽ đi vào chiều sâu, hiệu quả và đa dạng hơn
Ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết |
Nhân sự kiện Việt Nam trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã trả lời phỏng vấn báo chí, nhấn mạnh từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên Liên hợp quốc năm 1977, mối quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc trong 30 năm qua là mối quan hệ hợp tác hiệu quả và không ngừng phát triển.
Ngay từ những ngày đầu gia nhập Liên hợp quốc, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước bè bạn đóng góp có chất lượng vào các công việc chung của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy Tổ chức này theo đúng những mục tiêu của Hiến chương Liên hợp quốc. Chúng ta luôn đi đầu thúc đẩy phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, chủ quyền và quyền dân tộc tự quyết, chống chạy đua vũ trang, ủng hộ quá trình giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, phát triển kinh tế và bảo đảm các quyền con người. Bên cạnh đó, Liên hợp quốc đã có những hỗ trợ quý báu và thiết thực về tài chính, kỹ thuật, chất xám đối với Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; đặc biệt đã góp phần giúp Việt Nam vượt qua những năm tháng khó khăn trong thời kỳ Việt Nam bị bao vây cấm vận.
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam ngày càng chủ động và tích cực tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động của Liên hợp quốc, phấn đấu vì các mục tiêu chung là hoà bình, hợp tác và phát triển. Chúng ta đã có những đóng góp hiệu quả vào việc xây dựng chính sách, cải tổ hoạt động của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác để các tổ chức này đáp ứng ngày càng tốt hơn những thách thức toàn cầu cũng như các lợi ích cụ thể về hòa bình và phát triển của các dân tộc. Những nỗ lực và đóng góp của Việt Nam đối với các hoạt động và quá trình phát triển của Liên hợp quốc trong 30 năm qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao; chúng ta đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí lãnh đạo ở nhiều cơ quan khác nhau của Liên hợp quốc.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nổi lên là tấm gương sáng trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Hiện Việt Nam được chọn là một trong các nước điển hình triển khai mô hình "Một Liên hợp quốc" góp phần vào công việc cải cách hoạt động của tổ chức này.
Việc Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, sẽ góp phần đưa mối quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc đi vào chiều sâu, hiệu quả và đa dạng hơn nữa, vì khi tham gia Hội đồng Bảo an, chúng ta có thể đóng góp trực tiếp vào một trong những công việc quan trọng hàng đầu của Liên hợp quốc là gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế. Chủ tịch nước cho biết chúng ta cũng đang cân nhắc việc tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
Đề cập đến quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc trong giai đoan mới, Chỉ tịch nước cho biết, trước mắt trong hai năm 2008 - 2009, Việt Nam sẽ ưu tiên hoàn thành tốt nhiệm trên cương vị là thành viên Hội đồng Bảo an, xứng đáng với sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế. Ðây sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam tham gia vào quá trình hoạch định, triển khai các quyết định của Hội đồng Bảo an về các vấn đề chính trị, an ninh của thế giới, qua đó góp phần duy trì an ninh, ổn định của đất nước ta, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời nâng cao hơn nữa uy tín quốc tế của ta.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì phấn đấu thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đặc biệt là đẩy mạnh hơn nữa công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức độ phổ cập giáo dục phổ thông, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đẩy lùi bệnh dịch, bảo vệ môi trường. Ðây cũng chính là những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của Việt Nam trong những năm tới.
Ðồng thời, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam thông qua việc thực hiện sáng kiến "Liên hợp quốc" ở Việt Nam, thúc đẩy hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam theo hướng tinh giản, thống nhất và liên kết hơn, đồng thời vẫn phát huy được lợi thế so sánh của từng tổ chức. Việt Nam hiện là một trong những nước đi đầu triển khai cải cách Liên hợp quốc tại nước mình, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chính phủ Việt Nam coi sáng kiến "Liên hợp quốc" nằm trong nỗ lực chung cải cách toàn bộ hệ thống Liên hợp quốc theo hướng tăng cường dân chủ hóa, minh bạch và tiết kiệm, đồng thời cũng nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng viện trợ nước ngoài nói chung của Việt Nam.
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 06-10-2007 đến ngày 19-10-2007  (24/10/2007)
Quy hoạch đội ngũ cán bộ tham mưu ở Văn phòng Chủ tịch nước  (24/10/2007)
UNCTAD: Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về hấp dẫn đầu tư  (23/10/2007)
Xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2008 ở Việt Nam  (23/10/2007)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay