Đại hội X Công đoàn Việt Nam thành công tốt đẹp
Sau 4 ngày làm việc (từ 2-11-2008), sáng 5-11-2008, Đại hội X Công đoàn Việt Nam đã họp phiên bế mạc. Các đồng chí: Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Hà Thị Khiết, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã tới dự. Tại Đại hội này, Ông Đặng Ngọc Tùng được bầu lại làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 5 phó Chủ tịch gồm: Nguyễn Hoà Bình, Hoàng Ngọc Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Văn Ngàng, Nguyễn Thị Thu Hồng.
Với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đã bầu 160 đại biểu vào Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X; 21 đại biểu vào Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn; 13 đại biểu vào Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X. Ông Đỗ Xuân Học được bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra.
Đại hội cũng thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu Công đoàn toàn quốc lần thứ X, trong đó đề ra các chỉ tiêu: phấn đấu có 100% cán bộ công đoàn các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ công đoàn; 70% trở lên số công đoàn cơ sở doanh nghiệp tổ chức thương lượng với người sử dụng lao động, phấn đấu xây dựng và ký kết Thỏa ước lao động cấp ngành; 70% trở lên số công nhân được đào tạo, có chuyên môn, nghề nghiệp; 65% trở lên số công nhân được tham gia bảo hiểm xã hội; phấn đấu giảm số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng chết người và bệnh nghề nghiệp; đưa tỷ lệ cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành công đoàn các cấp đạt 30% trở lên, các cấp công đoàn cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở có từ 50% lao động nữ trở lên, nhất thiết phải có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ; kết nạp mới ít nhất 1,5 triệu đoàn viên; và đến hết năm 2013 có 70% số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở và tập hợp được 60% trở lên số công nhân, viên chức, lao động trong doanh nghiệp gia nhập công đoàn.
Ông Đặng Ngọc Tùng sinh ngày: 28-8-1951
Quê quán: Xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Trình độ học vấn: Tiến sĩ Kinh tế
Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, X
Đại biểu Quốc hội khoá XI, XII
Ngày vào Đảng: 9-5-1981
Ngày chính thức: 9-5-1982
Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng III và nhiều Huy chương khác. |
Đại hội đã kêu gọi toàn thể công nhân, viên chức, lao động và cán bộ, đoàn viên công đoàn ở các cấp, các ngành trong cả nước hãy phát huy truyền thống và bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, của tổ chức công đoàn Việt Nam, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội và đưa khẩu hiệu thành hành động “Đổi mới, sáng tạo, vì quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn nước ta với những việc làm cụ thể, thiết thực trong lao động, sản xuất, công tác và hoạt động công đoàn”. Trước mắt, dấy lên phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, mạnh mẽ và rộng khắp trong công nhân, viên chức, lao động, tập trung mọi nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2008.
Đại hội cũng đưa ra bảy nhiệm vụ chủ yếu của Công đoàn Việt Nam lần này, trong đó, nhiệm vụ đầu tiên được xác định quan trọng hàng đầu là công đoàn Việt Nam phải đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
Các nhiệm vụ tiếp theo là:
- Các cấp công đoàn phải tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức, lao động góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động, tập trung vào 5 phong trào: Lao động giỏi, lao động sáng tạo; giỏi việc nước, đảm việc nhà; thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; thi đua học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển; xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, và cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức viên chức trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn và đội ngũ cán bộ công đoàn.
- Công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động.
- Công tác tài chính và hoạt động kinh tế.
- Công tác đối ngoại công đoàn.
Cũng tại Đại hội này đã sửa đổi một số nội dung về nhiệm kỳ Đại hội công đoàn cơ sở; về cán bộ công đoàn; về công đoàn cơ sở trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; về công đoàn giáo dục huyện; về công đoàn cơ sở các cơ quan Trung ương trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Phát biểu tại Lễ bế mạc Đại hội, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nhận định: Đại hội đã biểu thị quyết tâm của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Các cấp công đoàn cả nước tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. So với 9 đại hội trước, đây là đại hội đầu tiên của thời kỳ đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, cũng là lúc Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO, là ủy viên không thường Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tối nay, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội sẽ tổ chức mít tinh chào mừng thành công Đại hội./.
Ông Ba-rắc Ô-ba-ma đắc cử Tổng thống Mỹ  (05/11/2008)
Hội nghị quan chức Cam-pu-chia - Lào - Mi-an-ma - Việt Nam  (05/11/2008)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay